Thứ Năm, tháng 6 28

DỰ SINH NHAT BẠN GIÀ 60 NĂM CUỘC ĐỜI


                                                                   CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN
 
                                       Năm bảy mùa xuân rồi
                                       Lòng vẫn còn xanh lắm
                                       Tình vẫn nhớ xa xôi
                                       Cây đời đang mùa thắm
 
                                       Bỏ hết mọi giận hờn
                                       Tâm từ bi như Phật
                                      Chúc bạn ngày trẻ hơn
                                      Trong niềm vui sinh nhật


NIỀM VUI NHÂN 3


 Cà phê nhà Thương thiếu sữa ông thọ đắng ngắt nhăn như khỉ





Từ trái qua: DŨNG,HOÀI THU,H.VIỆT,LÂN,DƯỠNG,BỐN,THÀNH,N.HƯỜNG,CAM,HÙNG

Thứ Ba, tháng 6 26

Guiness Việt Nam
 
Tổ chức Guiness thế giới gần đây liên tục nhận được đơn đăng ký xác nhận kỷ lục từ Việt Nam. Theo một vị đại diện của tổ chức này cho hay, không phải chỉ là gần đây mà theo dòng lịch sử từ xa xưa nước Việt đã xác nhận những kỷ lục khiến nhân loại phải ngưỡng mộ, xin dẫn ra đây một số ví dụ tiêu biểu:

image
1. Bà mẹ sinh con nhiều nhất thế giới từ xưa đến nay 
là bà Âu Cơ: 100 con.

image

2. Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Thánh Gióng.

image
3. Nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới đặt chân lên mặt trăng và hiện còn ở trên đó chưa thèm về: Phạm Cuội (nick name là Chú Cuội).

image
4. Vị nữ Tổng Tư Lệnh kiêm "Tổng Thống" đầu tiên trên thế giới: Bà Trưng Trắc.

image
5. Vị hoàng hậu bình dân nhất: Cô Tấm, cô là vợ vua mà về thăm nhà mà còn leo hái cau giỗ cha.

image
6. Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới: Chiếc máy bay có hình con ngựa sắt của Thánh Gióng.

image
7. Người làm marketing đầu tiên trên thế giới: Mai An Tiêm 
(khắc quảng cáo lên vỏ dưa hấu).

image
8. Người đầu tiên đưa hàng giả nhập lậu vào Việt Nam: Trọng Thủy.

image
9. Người nghèo nhất ở Việt Nam: Chử Ðồng Tử
(2 cha con có mỗi một chiếc khố mặc chung).

image
10. Người đàn ông duy nhất có sữa cho trẻ em VN bú: Ông Thọ.
 
          !!!

                                                                    HV sưu tầm các bạn xem xả stret

Thứ Hai, tháng 6 25

Chủ đề: Đạo Phật và nghệ thuật hóa giảisânhận.
                                   
GNO - Tức giận. Thịnh nộ. Uất hận. Dù nó là gì, nó luôn xảy đến cho tất cả chúng ta, kể cả các Phật tử. Và cho dù chúng ta hiểu biết về lòng từ bi, nhưng chúng ta những người con Phật vẫn còn là chúng sanh, nên đôi khi cũng dễ nổi giận. Phật giáo (PG) dạy gì về sự sân hận?

Sân là một trong tam độc - hai độc khác là tham và si. Tam độc là nguyên nhân đầu tiên đưa chúng sinh vào luân hồi sinh tử. Thanh tịnh hóa, không sân hận là điều rất cần thiết khi tu tập theo PG. Ngoài ra, trong PG không có cái gọi là cơn sân “đúng lý”, hay “chính đáng”. Tất cả mọi sân hận đều là phiền trược, khiến khó có thế đi đến giác ngộ.

Tuy nhiên, những đại sư đã đắc đạo cũng vẫn nhận mình đôi khi cũng “tức giận”. Chỉ bởi đối với tất cả người phàm chúng ta , nếu “không tức giận” đồng nghĩa với “điều không tưởng”.
Chúng ta sẽ nổi giận. Vậy thì chúng ta phải làm gì?

Trước hết, phải thừa nhận mình đang giận
Điều này nghe có vẻ hơi ngốc. Nhưng đã bao nhiều lần bạn gặp ai đó đang giận dữ, mà anh ta có chịu nhận điều đó đâu? Vì lý do nào đó, người ta không thừa nhận mình đang giận. Không được đâu! Bạn không thể xử lý một việc khi bạn không thừa nhận là có nó.
PG dạy chúng ta phải chánh niệm. Và chánh niệm với chính mình là một phần trong đó. Khi một cảm xúc hay một ý nghĩ không vui xuất hiện, bạn đừng nén nó lại, hay chạy trốn nó, hay chối từ nó. Thay vì vậy, bạn hãy quan sát nó và hoàn toàn biết nó. Bạn hãy thật chân thành với mình và về mình, điều này rất cần thiết trong đạo Phật.

Điều gì làm bạn giận?
Quan trọng nhất là bạn nên hiểu rằng chính bạn tạo ra sự tức giận đó. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng cơn giận này là do một điều gì đó bên ngoài chúng ta gây ra, như một người nào đó, hay những chuyện làm ta nổi điên. Nhưng thầy giáo dạy Thiền đầu tiên của tôi thường nói: “Không ai làm bạn giận cả. Chỉ bạn làm bạn giận mà thôi.”
PG dạy chúng ta: Sự tức giận khởi lên từ cái tâm. Tuy vậy, khi bạn đang cố gắng đối trị cơn tức giận, bạn phải suy nghĩ một cách cụ thể hơn. Sự tức giận luôn thách thức chúng ta nhìn sâu vào bên trong. Thường thì tức giận mang tính tự vệ. Nó xuất hiện khi ta sợ hãi một cái gì mà ta không thể giải quyết được, hoặc khi cái tôi của ta lớn quá.
Là Phật tử, chúng ta nhận ra cái tôi đó, sự sợ hãi đó, và cơn giận đó là không ‘có thực’ và vô thường. Chúng chỉ là ‘ma’, theo một nghĩa nào đó. Nếu để cho sự sân hận điều khiển hành động của ta, nó đồng nghĩa với chúng ta để ma xui khiến.

Sân hận là tự chiều mình
Sự tức giận gây cảm giác rất khó chịu nhưng lại có sức quyến rũ lớn. Pema Chodron là một nhà nghiên cứu PG nổi tiếng người Mỹ nói rằng: “Người ta luôn thích thú khi đi tìm lỗi người khác”. Đặc biệt là khi cái tôi của ta bị chạm (hầu như trong mọi trường hợp), và ta muốn bảo vệ cơn giận đó. Ta sẽ viện đủ lý do để nuôi dưỡng nó.
Tuy nhiên, PG dạy rằng: Ta không thể bào chữa cho sự tức giận hay sân hận. Chúng ta tu tập nghĩa là trau dồi lòng từ bi đối với mọi chúng sinh, và lòng từ bi này không có luyến ái, chấp chặt. “Mọi chúng sinh” gồm có cả người mới hồi nãy chen lấn ta ở cửa, hay đồng nghiệp lợi dụng ta để lập công với sếp, hay thậm chí là một người nào đó ta rất thân thiết và tin cậy, đã phản bội ta.
Vì lý do này, chúng ta phải hết sức thận trọng, đừng làm bất cứ hành động gì khi đang giận nhằm làm tổn thương người khác. Chúng ta cũng đừng để cho ý nghĩ mình cứ theo đuổi cơn giận. Hãy cho nó một nơi thích hợp để nó sống và lớn lên.

Làm thế nào để dứt cơn giận?
Bạn đã biết bạn đang giận, và bạn cũng biết thực ra điều gì khiến bạn giận. Nhưng nếu bạn vẫn còn giận, thì phải làm gì nữa đây?
Pema nói: Phải nhẫn nại! Nhẫn nại nghĩa là chờ đợi để làm hay để nói điều gì đó, cho đến khi bạn có thể làm mà không gây hại cho người khác. “Tính nhẫn nại luôn đi kèm với sự trung thực. Và nó cũng để cho người khác nói, trình bày quan điểm, trong khi bạn không phản ứng gì - nhưng thực ra bạn đang phản ứng rất nhiều”.
Nếu bạn biết thiền định, đây chính là lúc để nó hoạt động. Ngồi yên với cơn nóng giận đang tràn ngập. Lặng im, vắng bặt, không để cho những lời buộc tội người khác hay tự buộc tội mình rầm rì bên tai bạn. Hãy nhận biết mình đang giận và quan sát, tìm hiểu nó. Dùng lòng nhẫn nại và từ bi cho tất cả chúng sinh và cả cho bạn, để vây lấy cơn giận của bạn.

Đừng nuôi dưỡng cơn giận
Không hành động gì, và phải giữ im lặng trong khi giận tất nhiên là rất khó. Cơn giận thường trào dâng trong ta, tạo nên một năng lượng khiến ta rất tức tối và muốn làm một cái gì đó. Môn tâm lý học khuyên chúng ta lúc đó hãy đấm vào gối, hoặc la to lên, hét lớn lên giữa những bức tường để xả cơn giận. Thiền sư Thích Nhất Hạnh không đồng ý.
“Khi bạn biểu lộ cơn giận của mình, bạn sẽ nghĩ rằng bạn xả được giận. Nhưng điều đó không đúng.” Ngài nói: “Khi bạn biểu lộ cơn giận, bằng lời hoặc bằng bạo lực, bạn đang nuôi dưỡng thêm mầm sân hận, và nó sẽ càng lớn lên trong bạn”.

Cần có can đảm để thể hiện lòng từ bi
Đôi khi ta nhầm lẫn giữa tính hung hăng với sức mạnh, giữa không làm gì với sự yếu đuối. Chịu thua cơn giận, để cơn giận lôi chúng ta đi và muốn làm gì ta cũng được. Đó là sự yếu đuối. Còn phải có sức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
Đức Phật dạy: “Chiến thắng sân hận bằng lòng từ bi. Chiến thắng cái ác bằng cái thiện. Chiến thắng lòng tham bằng tâm bố thí. Chiến thắng sự dối trá bằng lòng chân thật.” (Kinh Pháp Cú, 233).
Thực hiện điều này với chính mình, với người khác, và với cuộc sống của chúng ta, đó là PG. PG không phải là một hệ thống tín ngưỡng, hay là một nhãn hiệu in trên chiếc áo của bạn. PG chính là điều này.
Thủy Ngọc dịch (Theo buddhism.about.com

Thứ Ba, tháng 6 19

Hoàng Nhã Như Không và ... ( Ngày của cha 17/6/2012)



Tha La Xóm Đạo
(Nhiều nguồn)
Cho tới nay thân thế của nhà văn Vũ Anh Khanh vẫn còn là một bí ẩn người ta chỉ biết ông tên thật là Võ Văn Khanh, sanh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông gồm truyện dài như Nửa Bồ Xương Khô, Bạc Xíu Lìn, Cây Ná Trắc và các truyện ngắn như Đầm Ô Rô, Sông Máu, Bên Kia Sông... Tuy nhiên bài thơ “Tha La xóm đạo” mới làm cho rất nhiều người nhớ đến tên tuổi của ông mãi tận sau này.
Xóm đạo Tha La nằm tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Xóm đạo này được thành lập vào khoảng năm 1863 nhờ sự cho phép và khuyến khích của người Pháp. Mặc dù họ đạo Tha La phát triển ngày một mạnh mẽ và vững vàng nhưng người Công giáo Tha La đã phản ứng khi thực dân Pháp ngày một lộ rõ dã tâm khống chế toàn bộ đất nước. Mùa Thu năm 1945 thanh niên Tha La tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ và trong chính thời điểm này, nhà thơ Vũ Anh Khanh trong một lần thăm Tha La đã cảm tác tinh thần chống ngoại xâm ấy để bài thơ “Tha La xóm đạo” ra đời.
Vũ Anh Khanh có lẽ là một nhà văn có cuộc đời ngắn ngủi và số phận hẩm hiu nhất trong các nghệ sĩ cùng thời. Ông không được cả hai chế độ miền Nam và miền Bắc thừa nhận tài năng vì các hoạt động chính trị phát xuất từ lòng yêu nước. Vũ Anh Khanh tập kết ra Bắc năm 1954, bị chính quyền miền Nam kết tội là cộng sản do đó suốt thời gian1955-1975, tác phẩm của ông bị cấm không được tái bản, lưu hành, và ngay cả không có tên trong chương trình giáo dục như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên …
Cầu Bến Hải
Theo tiết lộ của ông Võ Hồng Cương, Cục phó Cục Tuyên Huấn quân đội nhân dân Việt Nam thì vào năm 1956, Vũ Anh Khanh được nghỉ phép ở Vĩnh Phúc nhưng ông đã sửa giấy phép thành Vĩnh Linh Quảng Trị để từ đó vượt tuyến, bơi qua sông Bến Hải vào Nam tìm tự do. Khi sắp vào được bờ bên kia thì bị phát hiện, bộ đội miền Bắc dùng tên có tẩm thuốc độc bắn chết. Lý do bộ đội phải dùng cung vì để tránh bị Ủy ban quốc tế làm biên bản vi phạm Hiệp định ngưng bắn. Cái chết của ông là một bi kịch cho những con người yêu nước trong một giai đoạn đen tối của lịch sử cận đại.
Bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh đi vào lòng người bao nhiêu năm qua phải nói là có sự đóng góp của hai nhạc sĩ Dũng Chinh và Sơn Thảo. Hai nhạc sĩ này đã phổ bài thơ thành hai ca khúc: “Tha La xóm đạo” và "Hận Tha La" khiến cho bài thơ lan rộng vào quần chúng.

“Tha La xóm đạo” được nhạc sĩ Dũng Chinh, cũng là người Phan Thiết phổ nhạc vào năm 1964 , sau đó một năm nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên “Hận Tha La” và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên “Vĩnh Biệt Tha La”.
Ngoài ra soạn giả cải lương nổi tiếng Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên “Tha La xóm đạo.
Bài thơ “Tha La xóm đạo” còn lưu hành tới ngày nay ngoài giá trị nghệ thuật nó còn nhắc nhở cho cả dân tộc về những ngày đau buồn đã qua.

“Tha La xóm đạo”

Đây “Tha La xóm đạo”
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh.

Ngậm ngùi Tha La bảo:
- Đây rừng xanh rừng xanh
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh.
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

- Viễn khách ơi!
Hãy dừng chân cho hỏi,
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng.
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng,
Có trái ngọt, cây lành, im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ.
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây? Khách hỡi? Có ai chờ?
Ai đưa đón?

- Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, ai đón tôi đâu!

Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài bên vệ cỏ,
Nhìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió,
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nghìn cánh hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng.

Tha La hỏi:
- Khách buồn nơi đây vắng?

Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?

Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn,
Gió vi vút, gió rợn rùng, gió rít.
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:

Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà.
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!

Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán,
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa,
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa,
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh.
Khách rùng mình, ngẩn ngơ lòng hiu quạnh.

- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già.
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch,
Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng.

- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng:
" Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi đau đất nước lầm than. "

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng,
Ngày hiu quạnh. Ờ.. ơ.. hơ tiếng hát.
Buồn như gió lướt lạnh dài đôi khúc nhạc.

Tiếng hát rằng:
Tha La giận mùa thu,
Tha La hận quốc thù,
Tha La hờn quốc biến,
Tha La buồn tiếng kiếm,
Não nùng chưa!
Tha La nguyện hy sinh.

Ơ.. ơ.. hơ.. có một đám chiên lành.
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy.
Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy:

Lạy Đức Thánh Cha!
Lạy Đức Thánh Mẹ!
Lạy Đức Thánh Thần!
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu.
Rồi... xếp kinh cầu nguyện.
Rồi... nhẹ bước trở về trần...

Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy dừng chân.
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ.
Trời Tha La vần vũ đám mây tan.
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi mà bẽ bàng?

Ơ... ơ... hơ... ờ... ơ... hơ... tiếng hát
Rung lành lạnh ngâm trầm đôi khúc nhạc.
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách đi thôi!

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ,
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng cao, vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:

- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành.
Tha La dâng ngàn hoa gạo,
Và suối mát rừng xanh.

Xem đám chiên lành thương áo trắng.
Nghe mùa đổi gió nhớ quanh quanh.

Hoa trắng thôi cài lên áo tím
Có thể cảm hứng từ khung cảnh của xóm đạo Tha La đã lan sang thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà vì thế vào năm 1958 ông đã cho ra đời bài thơ nổi tiếng khác đó là bài “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”. Bài thơ có nội dung của một chuyện tình dang dở lấy khung cảnh chiến tranh trong xóm đạo làm nền. Câu chuyện tình buồn này đã làm cho danh tiếng của nhà thơ Kiên Giang đi vào lòng người đọc mãi tới ngày nay.

kien-giang-170.jpg
(Hình như - quê hương - với ông, là màu áo tím, là cành hoa trắng, là trường xưa, là nóc giáo đường - nên ông làm chiến sỹ chỉ giữ chừng đó thôi - không đao to búa lớn như nhiều người khác. )

Kiên Giang Hà Huy Hà tên thật là Trương Khương Trinh, ông sinh năm 1927 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông còn là soạn giả tuồng cải lương nổi tiếng qua nghệ danh Hà Huy Hà. Từ năm 1955 Kiên Giang Hà Huy Hà xuất hiện nhiều trên văn đàn Sài Gòn. Không những làm thơ, soạn tuồng cải lương ông còn là một ký giả kịch trường nổi tiếng cho các tờ báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng.
Các tác phẩm cải lương của soạn giả Hà Huy Hà không thể quên là “Áo cưới trước cổng chùa”, “Người vợ không bao giờ cưới” rồi “Sơn Nữ Phà ca”…Chính tác phẩm “Người vợ không bao giờ cưới” đã đưa nữ nghệ sĩ Thanh Nga đoạt giải thưởng Thanh Tâm và từ đó Thanh Nga trở thành một ngôi sao trong giới nghệ sĩ cải lương.
“Hoa trắng thôi cài trên áo tím” ngay sau khi xuất hiện giới sinh viên học sinh của miền Nam trong thập niên 60-70 đã đón nhận bài thơ ngoài sự tưởng tượng của nhà xuất bản và của chính tác giả. “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” được giới trẻ chuyền tay nhau và không ít người thuộc lòng bài thơ cho dù vài chục năm sau đó. Chất lãng mạn thường thấy của Thơ Mới, lồng trong bối cảnh chiến tranh tại miền Nam và dư âm của câu chuyện “Tha La xóm đạo” đã khiến bài thơ nổi lên như một nguồn cảm hứng mới cho thanh niên thời bấy giờ. Mời quý vị thưởng thức “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” qua giọng đọc của Khánh An sau đây:

Hoa trắng thôi cài trên áo tím


Lâu quá không về thăm xóm đạo
từ ngày binh lửa cháy quê hương
khói bom che lấp vùng quê mẹ
che cả người thương nóc giáo đường

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh.
Quen biết nhau qua tình lối xóm
cổng trường đối diện ngó lầu chuông
mỗi lần Chúa nhật em xem lễ
anh học bài ôn trước cổng trường.
Thuở ấy anh hiền và nhát quá!
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
để nghe khe khẽ lời em nguyện
thơ thẩn chờ em trước giáo đường.
Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng chung một lối về
E lệ… em cầu kinh nho nhỏ…
thẹn thùng… anh đứng lại không đi…

Sau mười năm lẻ anh thôi học
nức nở chuông trường buổi biệt ly
rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
tiễn nàng áo tím bước vu quy.
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
chiếc áo tang chôn mái tóc sầu
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
giữ làm chi kỷ vật ban đầu.
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông…
vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
nên tình thơ ủ kín trong lòng.

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
giữ màu áo tím, cành hoa trắng
giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng,
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh gom gạch nát xây tường lũy
chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù.

Nhưng rồi người bạn đồng sông ấy,
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ chiều hôm em nức nở…
tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ.
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nếp áo quan tài
điểm tô công trận bằng hoa trắng
hoa tuổi học trò mãi thắm tươi.

Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ đổ khóc người ngàn thu
từ đây tóc rủ khăn sô
em cài hoa trắng lên mồ người xưa…
Tiếng chuông nhà thờ báo hiệu sự ra đời của Chúa Hài Đồng trên mọi miền đất nước. Hy vọng rằng tất cả người Việt Nam sẽ không bao giờ gặp lại cảnh tàn phá, tiêu điều của Tha La.
Và những mối tình đẹp sẽ không còn dang dở như “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”...
Các giai đoan cơm & quà, phở, cháo

Giai đoạn 1: Năm 20 - 30 tuổi 
Chồng em chẳng thích ăn quà 
Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm 
Cơm nhà rất dẻo rất thơm 
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà

Chồng em đã biết ăn quà 
Bây giờ thinh thoảng về nhà ăn cơm 
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm 
Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà.

Chồng em chỉ thích ăn quà 
Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm 
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm 
Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.

Chồng em chẳng thích ăn quà 
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm 
Cơm nhà hết dẻo hết thơm 
Chồng em giờ đã bỏ cơm lẫn quà.
Giai đoạn 5: Năm 60 - 70 tuổi
Chồng em bỏ cả cơm quà,
Chỉ ăn được phở cháo gà mà thôi.
Chê quà cơm dẻo thúi hôi,
Phở bà hàng xóm kề môi húp liền.

Giai đoạn 6: Năm 70 - 80 tuổi
Chồng em tóc bạc như tiên,
Phở ăn chẳng được có tiền như không.
Ngồi thèm nhìn ngó các ông...
Tr
trung húp phở mà lòng xôn xao.
Giai đoạn 7: Năm 80 - 90 tuổi
Chồng em da hết hồng hào,
Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng thèm.
Không còn có chút tòm tem,
Ngó qua liếc lại nhìn xem đất trời.

Giai đoạn 4: Năm 50- 60tuổi 

Giai đoạn 3: Năm 40 - 50tuổi

Giai đoạn 2: Năm 30 - 40 tuổi 
                                              Giai đoạn 8: Năm 90 - 100tuổi                                              
                                                               Chồng em chán sống trên đời,
                                                  Muốn đi chầu Chúa, Phật, Trời, Diêm Vương.

             
                                                    HV sưu tầm mời các bạn giải trí cười tí xíu                                             
(Truyện cười mới lượm được,không hay không kể !)


Adam & Eva là người nước nào ?
Một người Pháp, một người Mỹ và một người Viêt Nam tranh luận xem Adam
và Eva là người nước nào.
Người Pháp nói:
 “Chúng nó trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng đế, lãng mạn như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.
 Người Mỹ nói: 
“Tự do luyến ái đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc,chỉ cần đừng đụng đến điều cấm, nhưng với khát vọng tự do cá nhân họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”.
Cuối cùng, người Viêt Nam nói:
“Không áo, không quần, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo mà cũng bị cấm, thế mà vẫn luôn miệng bảo là đang sống trên Thiên đường, thì chắc chắn là dân ... Việt Nam”

MÌNH À ! MÌNH ƠI !Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Trong dịp dự tiệc nhà người bạn, tôi đã nghe một đôi vợ chồng già gọi nhau cứ một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe rất cảm động , khiền tôi nhớ lại 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng:

Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi

Tôi không rành tiếng Anh, không biết House và Home khác nghĩa ra sao, chỉ thấy quảng cáo cho thuê nhà tòan ghi House for rent, chưa thấy Home for rent bao giờ.
Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà , chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi , Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi.

Đi về nhà có lẽ là Let’s go house còn Về nhà thôi thì chắc mới là Let ‘s go home.

Nhà của tôi lâu rồi đã là House……, đôi khi có đôi khi sau khi lai rai chén rượu giang hồ phiêu lảng ước gì lại được nói câu Về nhà thôi- Let’s go home, …ước gì…
Đêm khuya nghe gọi : Mình ơi
Dậy em nhờ tí, Mình ơi , Mình à
Giật mình như thể gặp ma
Mồ hôi nó toát như là tắm mưa
Bài thì mới trả buổi trưa
Giờ mà trả nữa te tua tuổi già
Nằm im mắt nhắm cho qua
Bên tai thỏ thẻ Mình à , Mình ơi
Còn bao năm nữa trên đời
Vui xuân kẻo hết Mình ơi , Mình à
Người ta bảo lúc về già
Dẻo dai hơn trẻ Mình à Mình ơi
Con lớn chúng đã xa rời
Nhà thì vắng lạnh Mình ơi Mình à
Sao không bắt chước người ta
Cờ người quyết đấu Mình à Mình ơi
Bàn son có sẵn đang phơi
Quân ngà mau dậy Mình ơi Mình à
Ráng cho vui cửa vui nhà
Em thương Mình lắm Mình à , Mình ơi


« Mình Ơi … Mình À »
Mình Ơi … Mình À
« Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai »
Nhưng mình có tật nói dai
Nên chi ta cứ cãi hoài không thôi
Ta mình « hai đứa » một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành « hai đứa » lại cười
Xáp vào lại hoá hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng « Mình ơi ! »
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà
Nhìn mình tôi bật cười xoà
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi « mình ơi, mình à ! »
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ « mình à, mình ơi ! »
Khi nào thấy vắng bóng tôi
Thì mình lại gọi : Mình ơi, mình à
Khi nào tôi thấy vắng bà
Thì tôi lại gọi : mình à, mình ơi !
Gọi nhau cho trọn cuộc đời ...
Luân Hồi Sanh Tử
(05/18/2012)
Tác giả : Đỗ Hồng Ngọc
Luân hồi hình như luôn đi với sanh tử. Luân hồi sanh tử. Nghe cứ rờn rợn.Có cách nào “giải thoát” không? Có đó. Đi tu! Đi tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Nghe nói vậy. Làm như tu thì không còn sanh tử nữa, không còn luân hồi nữa, tu thì sống đời đời kiếp kiếp vậy! Nhưng… không còn sanh tử, không còn luân hồi nữa, sống đời đời kiếp kiếp thì… chán chết! Không luân hồi sanh tử nữa thì mọi thứ khựng lại. Trái đất chẳng buồn quay. Chẳng còn xuân hạ thu đông. Chẳng sáng trưa chiều tối. Chẳng vô thường. Chẳng đổi thay. Chán chết! Cho nên luân cứ phải hồi, sanh cứ phải tử. Và bởi vì sanh cứ phải tử nên tử cứ phải sanh. Phải luẩn quẩn loanh quanh vậy mới công bằng, mới phải điệu. Ba cõi sáu đường phải thênh thang rộng mở cho chúng sanh lũ lượt vào ra!

Nhưng, chỉ có ba cõi sáu đường thôi ư? Chỉ có “Thiên, nhân, atula, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục”… thôi ư? Chắc còn nhiều thứ “cao tốc” nữa. Vô số vô lượng vô biên nẽo đường cho phù hợp với vô số vô lượng vô biên chúng sanh chứ? Nhưng chỉ tượng trưng vậy là đủ cho các thứ bệnh “tham, sân, si, nghi, kiến, mạn”… của cõi người!

Được làm người thật khó! Một con rùa mù lờ quờ bơi giữa biển khơi, mỗi trăm năm trồi đầu lên một lần giữa mênh mông sóng nước, vậy mà làm thế nào lại đội trúng chóc ngay khúc gỗ mục, giữa bộng cây, đang trôi giạt bềnh bồng trên biển. Đâu có dễ phải không? Đó là một hình ảnh đầy biểu tượng sinh học, mang tính nghệ thuật vẫn được điêu khắc trên các đền đá từ ngàn xưa của linga với yoni ! Cho nên cha mẹ mà không bồng bềnh gặp nhau thì ta là ai? Ông bà mà không bồng bềnh gặp nhau thì ta là ai? Phải có cái nhân, cái duyên, cái nghiệp, cái báo gì đó chứ?

Muôn sự tại tham. Không tham thì đã không sinh sự. Mà tham thì không đáy. Y như cái bao tử, vốn là một cái túi không đáy vậy! Tham thì lúc nào cũng thấy thiếu, cũng đói, cũng khát. Khát đủ thứ, đói đủ thứ. Không chỉ cõi người đâu. Cá lớn nuốt cá bé. Bọ hung hùng hục đánh nhau giành giựt cục phân. Thiêu thân tranh nhau lao vào lửa. Dã tràng miệt mài se cát biển đông... Tham quá thì thành… ngạ quỹ. Đói khát triền miên. Sân (giận) thực ra chỉ là một sản phẩm của tham. Tham mà không được mới sân, mới bị thiêu đốt đủ kiểu ở chín tầng địa ngục. Sân sinh địa ngục. Địa ngục chẳng đâu xa. Nó ở ngay trong ta và luôn háo hức chờ đợi. Nhưng cái gốc của tham, sân là từ “ngu muội” (Si) mà ra! “Súc sanh” quá đi chớ. Còn cãi gì nữa! Lâu lâu nhìn lại mình mà coi: “Đồ súc sanh! Đáng đời! Đáng kiếp!”…

Vậy còn thiên, nhân, atula thì từ đâu ra? Thì từ các “bệnh” nghi, kiến, mạn! Nghi thì sanh sự, tâm không lúc nào an. Nghi thì không thể Từ bi! Cho nên nghi sinh… Atula, thần không ra thần, người không ra người, thông minh quỷ quyệt, đấu đá tranh giành, đằng đằng sát khí... Còn nhân (người)? Chắc là do “kiến” sinh ra rồi. Chỉ người mới có nhiều thứ kiến, khi tà khi chánh, khi thường khi đoạn, điên đảo mộng tưởng. Cứ quay mòng như chong chóng. Đáng mừng là người thì có cơ hội để đổi thay, để chuyển hóa. Cho nên mới bảo làm người, khó, nhưng được làm người đã là may mắn. Còn “mạn”? Coi trời bằng vung! Kiêu căng phách lối, vỗ ngực xưng tên, nghĩ mình phước báo, ăn chơi xả láng… Thế nhưng dù là Trời vẫn có lúc rơi xuống địa ngục như chơi!

Tóm lại, sáu nẻo đường… thênh thang thì tà nhiều hơn chánh. Tà có vẻ… hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. Cho nên ta mới có khuynh hướng trôi nổi, lăn lộn, mãi miết trong sáu nẻo đường… tà, không muốn thoát ra là vậy!

Luân hồi sanh tử là cần thiết, là phải vậy. Nước xuôi ra biển lại tuôn về nguồn! Bỉ cực rồi thái lai! Nếu không thì chán quá. Nếu không thì bất công quá! Xuân hạ thu đông… rồi lại Xuân. Sắc thọ tưởng hành thức rồi lại… Sắc? Vô minh, hành, thức… rồi sanh, lão tử hay ngược lại, Lão tử rồi sanh, hữu, thủ, ái… vô minh, để từ đó mà sinh sự cho sự sinh? “Vô sinh” là hết chuyện, diệt thọ tưởng, dứt ái thủ... là hết chuyện chăng? Còn lâu! Bởi “Vô vô minh diệc vô vô minh tận…”, không hề có vô minh mà cũng chẳng bao giờ hết vô minh!

Luân hồi sanh tử, nghiệp báo oan gia các thứ… ở đâu mà ra? Thì ở đâu nữa. Ở ngay trong ta thôi. Trong tứ đại ngũ uẩn. Trong các hợp chất carbon, hydro, oxy, nitrogen (C,H,O,N) và mấy chục nguyên tố đồng chì sắt kẽm, mangan, manhê, vôi vữa… các thứ đó thôi. Ôi, cát bụi tuyệt vời! Khi vẽ được bản đồ hệ gene người, các nhà khoa học bật ngữa thấy tinh tinh, chuột bọ, cải ngồng, cổ thụ… đều có những gene y như vậy với một tỷ lệ khác nhau nhiều ít. Tinh tinh có đến 99% cấu trúc gen giống hệt bộ gen người, chuột bọ thì có đến 98% gen người... Ai dám bảo hôm nào đó chẳng “luân” chẳng “hồi” một phen, cho tinh tinh thành cải ngồng, cải ngồng thành chuột bọ…? Có cái nhìn xuyên suốt ngàn năm chắc thấy biết, còn ta mắt trần (nhục nhãn) chưa thấy được đâu, đành lớ ngớ, loay hoay. Bản hoài của chư Phật muôn đời chẳng phải là muốn khai thị cho ta ngộ nhập vào cái “Thấy Biết” của Phật đó sao?

Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na. Từ sáng đến chiều, từ trưa đến tối ta đã… lang thang sáu nẻo biết bao lần. Hết thiên, nhân lại đến atula rồi ngạ quỷ súc sanh địa ngục xà quần không ngưng nghỉ. Sáng bảnh mắt ra, người sảng khoái, lâng lâng, quần là áo lượt có thua gì… tiên nhân đâu, vậy mà trưa nghe một cú điện thoại từ đâu đó bỗng đùng đùng nổi giận, đỏ mặt tía tai, bầm gan tím ruột, lọt tõm vào địa ngục… Chỉ một thoáng thôi, đã từ thiên đàng rơi xuống địa ngục, từ thiên nhân thành Atula, ngạ quỹ… Một thoáng thôi, tiến trình tâm đã trải qua muôn ngàn kiếp rồi vậy!

Biết rõ “cơ chế” bệnh sinh thì điều trị không khó. Có khi chỉ cần chữa triệu chứng. Có khi phải điều trị căn nguyên để không còn tái phát. Cái gì làm ta xà quần trôi nổi trong cõi luân hồi sanh tử? Cái gì có vẻ như mãi cợt đùa không mệt mỏi với ta đó vậy? Chính cái “Ta” đó. Nó đó. Cho nên chỉ có “ta” mới cứu được “ta” thôi, “duy ngã độc tôn” mà! Cho nên phải quay lại với mình, phải phản quan tự kỷ, phải nương tựa chính mình thôi, còn tìm kiếm đâu xa nữa? Gia trung hữu bảo hưu tầm mích (Trần Nhân Tông). Khi nhận ra “không phải của ta/ không phải là ta/ không phải là tự ngã của ta” thì có lẽ đã có một nụ cười thanh thản, tự tại, an nhiên.

Bậc y vương đã bày biện sẵn thuốc men cả đó thôi. Nói đi nói lại mấy ngàn năm rồi. Lẽ nào ta chẳng nghe ra ? Nào Tứ diệu đế, nào Bát chánh đạo, nào Lục độ, Bát Nhã, Pháp Hoa... các thứ. Sắc cho khéo để hoà nhập vào nhau, tương tác lẫn nhau ba chén sáu phân thành một thứ « dược vương » trị bệnh cho kiếp người.

Nói năng, đi đứng, cái ăn, cái ở... cách nào đây cho nó thôi đừng sanh sự, đừng tạo nghiệp? Thì đã có Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Còn Chánh niệm, Chánh định lại là những thứ thuốc đặc trị để có được Chánh kiến, Chánh tư duy. Cho nên, Giới Định Tuệ là đủ để chấm dứt những nẻo đi về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Giải thoát và Giải thoát tri kiến là đủ để… chấm dứt những lang thang trôi nổi quẩn quanh còn lại ?

Rõ ràng để «giải thoát luân hồi sanh tử» chỉ có mỗi một cách là phải «tu». Nghĩa là phải «sửa» mình.Phải dứt đi cái nghiệp cái duyên, cái sinh cái sự. Một khi « sự sự vô ngại » rồi thì thong dong ba cõi sáu đường không còn dính mắc, nơi nào cũng trở nên an lành mát mẻ, bởi đã cùng chung dưới một mái nhà. Mái nhà Như Lai.

Đỗ Hồng Ngọc
(Phật Đản 2556/ 2012

Thứ Hai, tháng 6 18

Chuyển quí vị đọc bài ni để suy ngẫm cuộc đời.

 
-Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.

-Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh. Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.

-Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta, cuối cùng, cũng sẽ trở thành vô nghĩa.
-Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này. 
Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ? 

-Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.

-Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được, mà là những gì bạn đã cho đi.

-Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.

-Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.

-Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.

-Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỉ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.

-Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.

-Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ GÌ về bạn (tốt hay xấu).

-Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.

-Vậy thì, bạn ơi! Hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết! Bởi vì chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ!

Sưu tầm

Bạn bè cũng như tiền vậy...
Có tờ thật...
Có tờ giả...
Có tờ lành...
Có tờ rách...
Chỉ tiếc là, mình không phải máy soi tiền nên không thể biết được...
Nhưng "rách" và "giả" cũng không che được dưới ánh mặt trời, thì 
gọi đó là "Bèè… è"...
 Trong cuộc vui, đâu biết ai là BẠN . . .
Lúc hoạn nạn, mới biết bạn là AI.
 
Bạn thân là gì?
N  :     Nhường nhịn
T  :     Thương yêu  
H  :     Hiền hoà
  :     Ấm áp           
N  :     Ngọt ngào     

B  :     Bao dung      
A  :     An toàn