Thứ Tư, tháng 10 31

KỶ VẬT CHO EM

 
 
Kỷ vật cho em
(Linh-Phương)
 
Nhận được rất nhiều thư đề nghị tôi viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không? Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy. Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi" đề tặng một người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Ấu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ chồng của nhà văn nữ Nhã Ca) phụ  trách.
 
Tôi thường xuyên đăng bài ở trang này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài tôi xuất hiện khoảng  hơn 20 ngày với tên Linh Phương -Vương Thị Ái Khanh và Phạm Thị Âu Cơ. Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên ông, tôi không có phản ứng gì. Nhưng tôi có người bạn làm việc ở bản tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của một tờ nhật báo với đại ý "Tác giả Kỷ Vật Cho Em sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa".
 
Tiếp theo là tờ tuần báo SÂN KHẤU TRUYỀN HÌNH, tác giả Phan Bảo Quân cho in một bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để  là đồng tác giả bản nhạc Kỷ Vật Cho Em. Thời đó ở Sài Gòn có trên 20 tờ nhật báo, 30 tờ tuần báo và rất nhiều tạp chí bán nguyệt san, nguyệt san...Và chuyện tác quyền giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đều có bài viết, thư nhạc sĩ Phạm Duy gởi tôi, thư tôi trả lời ...hầu hết trên báo chí lúc ấy. Cuối cùng thì một người cháu của Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp tôi tại địa chỉ 104/23 đường Yersin nhà người bạn thân của tôi là nhà thơ Vũ Trọng Quang. Phạm Duy Nghĩa đưa tôi đến phòng trà ca nhạc ĐÊM MÀU HỒNG nơi Ban Thăng Long thường xuyên trình diễn. Ở đây, tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ Kỷ Vật Cho Em.
  
Nhạc sĩ Phạm Duy chở tôi trên chiếc xe Trắc-xông đen đến phòng trà Queen-Bee do nhạc sĩ Ngọc Chánh làm chủ xị. Ở Queen-Bee nhạc sĩ Phạm Duy đã giới thiệu tôi trước công chúng về tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em. Sau cái bắt tay giữa tôi với nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh và quái kiệt Trần Văn Trạch, ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.
 
Sáng hôm sau, tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy 215 E/2 đường Chi Lăng- Phú Nhuận ăn cơm và ký hợp đồng bài thơ Kỷ Vật Cho Em tại đây. Trong bản hợp đồng tiền tác quyền là 30.000 đồng (thời điểm đó giá một lượng vàng nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10.000 đồng đến 12.000 đồng), nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả tôi 50.000 đồng (30.000 đồng bằng Sec nhận ở Pháp Á ngân hàng - 20.000 đồng tiền mặt.)
 
Lúc bản Kỷ Vật Cho em được hát là cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những quân nhân Sài Gòn cũng như mọi tầng lớp dân chúng. Như trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy phát hành đã dành chương hai mươi hai viết về Kỷ Vật Cho em và tác giả có đoạn :
 
"…Tôi hát bài này trước tiên tại phòng trà RITZ của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly qua Thanh Lan, Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn của thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên, bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải, nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam mà ai cũng phải chấp nhận…"
 
Cuộc chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là cuộc hành quân  Lam Sơn 719 qua bên kia Lào. Có nguồn tin tôi đã nằm lại ở vùng Hạ Lào, không hiểu xuất phát từ đâu, và cái chết của Linh Phương tác giả Kỷ Vật Cho em còn có bài viết của tác giả Trần Tường Trình đăng trên nhật báo Sóng Thần của ông Chu Văn Bình (tức nhà văn Chu Tử) và một số phân ưu chia buồn trên các báo khác. Rồi mặt trận Kampuchea bùng nổ, tôi lại được khai tử thêm lần nữa tại chiến trường này. Lúc đó, anh Thiện Mộc Lan ký giả báo Đuốc Nhà Nam đã cố công tìm sự thật về cái chết của tôi.
 
Sau nhiều ngày tìm hết chỗ này đến chỗ khác qua nhiều nguồn, ký giả Thiện Mộc Lan đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Duy như tác giả bài báo đã kể: "…Chúng tôi chợt nghĩ đến nhạc sĩ Phạm Duy, hy vọng rằng giữa nhạc sĩ và nhà thơ có nhiều liên hệ từ lúc Kỷ Vật Cho em ra đời, thế nào Phạm Duy cũng biết rõ về Linh Phương. Khi nghe chúng tôi báo tin Linh Phương đã chết, nhạc sĩ họ Phạm sửng sốt:
 
- Linh Phương mới thăm tôi cách đây nửa tháng mà. Lẽ nào …như vậy được. Ôidzời! Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa chết đâu… ". Được nhạc sĩ Phạm Duy ghi cho địa chỉ, ký giả Thiên Mộc Lan tìm đến tư gia nhà thơ Vũ Trọng Quang và gặp tôi tại đây.
 
Báo Đuốc Nhà Nam đã  đăng loạt bài 4 kỳ báo qua những tít:
1- "Nhà thơ có nhiều huyền thoại, tác giả "Kỷ Vật Cho Em" Linh Phương còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi?
2- Liên lạc khắp nơi Đuôc Nhà nam mới tìm ra tông tích tác giả Kỷ Vật Cho Em.
3- Linh Phương đã nói gì với Đuốc Nhà Nam.
4- Linh Phương thích làm thơ nhưng không mang danh "thi sĩ ".
 
Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo KHỞI HÀNH của Hội Văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ "Bài cho chiến trường Đông Dương" nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào…và bài "Từ giã bọn mày" nói về thân phận của những Lao công đào binh. Tôi chỉ còn nhớ 3 khổ thơ của bài này như sau:
 
"Từ giã bọn mày mai tao lên núi
Mặc áo lao công đập đá xây thành
Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi
Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
Võ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
Dưới ruộng- dưới đồng- những máu- những xương…
Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn
Dù một lần tao làm gã tội nhân
Từ giã bọn mày mai tao xuống biển
Tay ngoằn nghoèo vẽ trọn chữ Việt Nam".
 
Khi báo phát hành khoảng một giờ sau thì bị cảnh sát tịch thu tất cả những số báo còn lại. Đấy là trường hợp có một không hai vì đây là tờ báo của Hội văn nghệ sĩ quân đội.
 
Sau năm 1975, đúng hơn là 1978 tôi từ Côn Đảo lang bạt kỳ hồ về Cà Mau, ba chìm bảy nổi, bị người ta "đánh" tơi tả, không còn chỗ dung thân dạt về Kiên Giang cho đến bây giờ. Có những lúc tôi chảy nước mắt khi tự hỏi: "Tại sao người ta không sống với nhau bằng tấm lòng để cư xử với nhau tử tế hơn?"
 
Có lẽ tôi lan man hơi nhiều, dù còn có biết bao chuyện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho em mà tôi chưa thể kể hết, chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký, họa may mới dàn trải được số phận của bài thơ Kỷ Vật Cho em.
 
Nguyên văn bài thơ :
 
 
KỶ VẬT CHO EM
 
Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến thắng trận Pleime
Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả
 
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
 
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt
 
Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn màu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang song
Đời con gái một lần dang dở
 
Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá
 
Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh - ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em - anh cố sẽ quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối
 
LINH PHƯƠNG .......................................................................................
KỶ VẬT CHO EM
Thơ Linh Phương
Nhạc Phạm Duy
Tiếng hát Thái Thanh

Traduit par Vuong Ngoc Phat

Un Souvenir Pour Toi

Tu me demandes, tu me demandes, quand je reviendrai
Je te réponds, je te réponds, je reviendrai dans quelques jours…
Je reviendrai peut-être avec les victoires de Pleime, de Dac Tu, de Dong Xoai, de Binh Gia
Je reviendrai, je reviendrai … au milieu des arbres abattus avec les courronnes de fleurs
Je reviendrai …étendu sur un brancar comme on me fait descendre d’un hélicoptère peint en blanc

Tu me demandes, tu me demandes, quand je reviendrai
Je te réponds, je te réponds, je reviendrai dans quelques jours…
Je reviendrai dans cet après-midi triste et jaune de soleil
envélopé dans un poncho servant comme linceul
et déjà sur tes beaux cheveux on voit un bandeau de d’œil, ma chérie.

Tu me demandes, tu me demandes, quand je reviendrai
Je te réponds, je te réponds, je reviendrai dans quelques jours…
Je reviendrai voici un souvenir à t’offrir - une balle de cuivre noire servant comme
cadeau de marriage quand tu refais ta vie
Je reviendrai sur des béquilles de bois décoré Générale amputé
Tu te promènes un jour de printemps timide à côté d’un amant infirme et rigide

Tu me demandes, tu me demandes, quand je reviendrai
Je te réponds, je te réponds, je reviendrai dans quelques jours…
Je reviendrai … nous nous regarderons indifférents étrangés
Je reviendrai … gater ta vie récemment reconstruite et nous nous regarderons
pas encore habitués à nous oublier, ma chérie.

........................................................................................................................
Kính.
NNS
__._,_.___
photo
                               ST

ĐƯỜNG HOA PHƯỢNG TÍM

Đường Rudyard là một con đường dài khoảng 800 mét, tại vùng Forest Lake (Brisbane). Theo tôi có lẽ đây là con đường đẹp nhất vào mùa xuân khi hoa phượng tím (jacaranda) nở rộ.

Cả trăm cây phượng tím được trồng dọc theo một bên đường, phủ đầy hoa tím, một màu tím lãng mạn.
Mỗi khi gió thổi mạnh, hàng ngàn cánh hoa tím rơi lả tả, phủ kín mặt đường, khiến long người bất chợt cảm thấy bâng khuâng. Xin mượn lời ca trong bài “Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn để diễn tả cảm giác ấy.
 
"...Chuyện đời như một giấc chiêm bao mà thôi
Tìm về quá khứ thấy xuyến xao lòng tôi
Gió xuân đến bao giờ
Ngỡ như bước chân ai qua thềm hay là mơ?..."
BP

__._,_.___
 
                                                                 ST
 
 

Bên sông Hàn

 
- T ơi ta hạnh phúc quá
- T siết chặt tay tôi : Ta cũng thấy rứa

Bốn đứa chúng tôi đi bộ ra bờ sông Hàn,buổi tối thật dễ thương sau cơn mưa nhẹ khi chiều,không khí trong lành thoang thoảng mùi hoa sữa dịu dàng,chúng tôi gồm X từ SG về, T ở DX ra, H bên kia sông qua và tôi bên này sông – Từ nhà tôi ra bờ sông rất gần,vừa đi chúng tôi vừa nói đủ thứ chuyện, lâu lắm rồi mới có một tối vui trong tình bè bạn thế này. Lúc đầu X đề nghị vào quán uống cà phê nhưng tôi và T không muốn ,chúng tôi chọn hóng gió bờ sông Hàn thơ mộng,buổi tối đẹp vô cùng, trăng mùng 10 khi mờ khi tỏ do những áng mây xám giăng giăng,nhìn về hướng Non Nước cầu quay sông Hàn lung linh muôn sắc màu, dọc bờ sông người người đi bộ,đường Trần Hưng Đạo xe cộ nối đuôi nhau ,nhìn hướng Sơn Trà cầu Thuận Phước như gần hơn với đèn nhấp nháy xanh,đỏ,tím,vàng …đổi màu liên tục,cả thành phố rực rỡ ánh đèn . Chúng tôi ngồi ôn kỷ niệm thời cắp sách,ngày xưa đi học tôi phải đi phà,ngày hai chuyến đi về,kỷ niệm đầy ắp .T mơ màng kể : Vì có người yêu bên này sông mà ngày nào T cũng đứng trên phà những giờ tan lớp,mặc cho phà qua rồi về cho đến khi nào gặp được người ấy mới thôi ,ôi! Tình học trò,thấm thoắt đã 37 năm ,37 năm bao dâu bể,mỗi người một số phận, chúng tôi giờ có đứa đã ra đi vĩnh viễn,đứa phiêu bạt chân trời,đứa thành đạt,đứa thất bại áo cơm, một ít được ở cùng thành phố nhưng nào có thời gian,điều kiện để gặp gỡ tâm giao. Nhiều khi nhớ nhau gọi điện hoặc nhắn tin hỏi thăm vài câu dễ gì có một tối cả 4 chúng tôi thong dong thả bộ ngắm cảnh ĐN về đêm đẹp mê hồn thế này?

Trời bỗng trở gió H ho khúc khắc vì quên khăn quàng, H nhỏ con nhất lớp mấy hôm rồi bị viêm họng nên rất sợ gió, tôi và T bảo X ôm vai H cho đỡ lạnh nhưng X sợ không dám ,ai cũng cháu nội cháu ngoại cả rồi vẫn còn e ấp như hồi đi học - khổ ghê, T thuyết giảng say mê về tình yêu : nào cuộc đời không có tình yêu như sống mà không nụ cười, phải yêu hết mình mới gọi là sống còn không thì chỉ là tồn tại mà thôi . Tôi hỏi T : - Vậy T đã từng “hết mình” chưa? T cười rúc rích – Ta đã từng 10 năm tình lận đận mày không biết đâu , nhưng cái thời đó qua rồi ,chừ ta sống cho tha nhân thôi .dành hết thời gian cho những mãnh đời bất hạnh ( T làm từ thiện cừ lắm,nổi tiếng ở DX đó) Tôi chợt chạnh lòng, hình như tôi chưa từng được “hết mình” như T, cái gì ở tôi cũng chừng mực,tự mình khép chặt, tự bọc vỏ xù xì để được bình an trong vỏ ốc của mình . Đêm nay X hiền ghê bị ba bà già ăn hiếp nên cứ nói ước gì có D cứu nguy, H nói có 10 ông D cũng vậy thôi, ừ có bao nhiêu ông cũng không thể nói lại với mấy “bà nội” dũng khí,tự tin hết mình này.
Thời gian đi thật nhanh,21g chúng tôi về nhà,X chở H qua bên tê sông, T về nhà tôi ngủ lại đêm nay để ngày mai chuẩn bị cho chuyến chơi xa cả ngày cùng gia đình X.
Không biết X và H qua cầu gió có bay…?

                         Sông Hàn tối 24/10/2012
                                       HV                                                  

Thứ Hai, tháng 10 29

NỤ CƯỜI

 
                     Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện...
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.
 
 
 
                  Hình ảnh đã
          đăng  
                            Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười. 
 
                               Hình ảnh đã đăng
                         Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười".. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: "Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: "Xin lỗi, anh có lửa không?"... Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.

Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.

Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười ''

Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
          
Hình ảnh đã đăng                                                        
                      Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành: "Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau . . . ''    
                   http://farm4.static.flickr.com/3502/4021496023_c9a833f1f9.jpg                     
 
 
       ST

Thứ Ba, tháng 10 23

LẠC BƯỚC RỪNG THIỀN

 
Lạc Bước Rừng Thiền
                                                                    










Ðó là một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
Tôi có cảm giác như mình đang lạc vào tiên cảnh với mây trắng mờ ảo phủ vây núi non trùng điệp, rừng thông xanh thẫm, những mặt hồ trong vắt lung linh phản chiếu bầu trời và cỏ hoa tươi đẹp.

Trước khi đến nơi này, tôi có nghe nhiều người nói về ngôi chùa nổi tiếng cùng cảnh vật thần tiên nơi đây và vị sư trụ trì vô cùng tài hoa. Vừa đi tôi vừa nghĩ đến những câu thơ tuyệt đẹp của thi sĩ Phạm Thiên Thư:
"Rằng xưa có gã từ quan,
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau.
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Ðưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chảy một giòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông..."
 (1)

Không hiểu sao tôi đã quên mất hai chữ "nhớ nhau" mà trong đầu tôi chỉ có hai chữ "ngủ quên". Xin mạn phép nhà thơ Phạm Thiên Thư cho tôi tạm đổi một chút trong hai câu đầu tiên của bài thơ "Ðộng hoa vàng" khi tôi đang trong cảnh giới này :

"Rằng xưa có gã từ quan,
Lên non tìm động hoa vàng ... ngủ quên"!

Thanh tịnh

Tôi không biết vị sư trụ trì chùa, Tỳ khưu Giới Ðức - Minh Ðức Triều Tâm Ảnh, có phải đã là "quan" để "từ" hay không, nhưng chắc chắn một điều là ông đã từ bỏ cuộc sống của con người bình thường đầy hỉ nộ ái ố để bước chân vào chốn Thiền môn thanh tịnh. 
Tuy nhiên, sau đó khi gặp ông rồi, tôi mới hiểu ông không hề bỏ quên cuộc đời, thân ông bỏ nhưng tấm lòng của ông đối với đời được san sẻ từ bi bao la. 
Là bậc cao tăng uy tín, đào tạo nhiều tăng tài cho Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, ông còn là một nhà sư giỏi thơ văn, hội họa và mỹ thuật, đặc biệt nổi tiếng về thư pháp. Phần lớn những xây dựng ở rừng Thiền này được các sư thầy làm bằng tay, từ những cái am, đình, những ao sen, đến những chiếc cầu gỗ xinh xinh bắc ngang qua hồ. 
Cả cánh rừng thơ mộng này nào đâu ông chỉ hưởng riêng mình, mỗi góc vườn xinh đẹp là một món quà tặng cho khách thập phương, mỗi câu thơ trên đá là một lời nhắn nhủ, là ánh sáng soi rọi vào hồn người trần thế. 
Trước đây ngoài đời Sư là thầy Nguyễn Duy Kha, từng là giáo sinh khóa 2 trường Sư Phạm Quy Nhơn. Xuất gia năm 1973, thọ giới Sa di năm 1973 và thọ giới Tỳ kheo năm 1977 tại chùa Tam Giới, Ðà Nẵng. 
Sau đó Sư sáng lập chùa Huyền Không từ một mái lá dưới chân đèo Hải Vân năm 1978. Ðến năm 1989, Sư thành lập Huyền Không Sơn Thượng II, rộng 50 ha., chính là nơi chúng tôi đang đến.

Lối vào Huyền Không Sơn Thượng
Con đường đất đỏ dẫn đến Huyền Không vẫn còn hoang sơ và gập ghềnh không dễ đi, 
thế nhưng khi đến nơi rõ ràng là một khung cảnh thần tiên thơ mộng đang hiện ra trước mắt mọi người.

Bước qua rừng thông mà lá thông vàng lót dày êm ái dưới mỗi bước đi, vừa đi vừa ngắm những ao sen trắng điểm hoa súng tím, tâm hồn tôi chợt dịu nhẹ một cách lạ lùng. 
Ði đến đâu ta có thể thấy thơ đến đó. Những câu thơ được khắc theo kiểu thư pháp bay bướm trên đá, trên gỗ... 
Tôi không ghi chép lại nổi hết tất cả những câu thơ đã rải trên đường, cứ mỗi khoảng cách vài mét là có một phiến đá, một tấm gỗ thông với thơ. 
Từ lối vào rừng Thiền là một bảng nội quy bằng thơ:
"Là người lịch sự văn minh,
Giữ gìn chút cảnh chút tình sau đây:
Không nên đốn củi, chặt cây.
Không nên nhóm lửa lan lây cháy rừng.
Không nên xả rác lung tung,
Không nên câu cá, cũng đừng bẻ hoa......
Ðể còn chút mộng chút mơ,
Ðể còn nét chữ câu thơ ... hồn thiền."


Nội quy

Không biết có phải vì cái bảng nội quy rất "thơ" đó hay không mà tuyệt nhiên trên quãng đường dài hơn cây số đến Am Mây Tía, nơi ở của tỳ khưu Giới Ðức, mọi thứ đều đẹp đẽ, sạch sẽ dù rải rác đây đó tôi thấy có nhiều nhóm khách thập phương cùng đến viếng chùa. Cây cối được chăm sóc tốt tươi, hoa lá tưng bừng, trong nhiều cái ao bên đường những bông súng màu tím tươi vui khoe sắc. 
Chúng tôi đi qua những chiếc cầu bằng gỗ, một khu rừng thông, vườn trúc, thấp thoáng qua rừng cây những mái chùa cong cong hết sức nên thơ.

Từ lúc bước vào rừng Thiền tôi đã nghĩ vị trụ trì này rất lạ. 
Rất tài hoa, lãng mạn khi tạo dựng được cả một khu rừng và cảnh chùa theo lối vườn Huế thi vị như thế này. 
Ngoài rừng  thông, vườn trúc, vườn kiểng hơn 100 chậu non bộ, những ao sen hồng, súng tím, còn có cả một vườn lan khoảng 200 loại lan quý bốn mùa khoe sắc là Mặc Lan, Đông Lan, Tứ Thời, Hồng Ðiểm, Bạch Ngọc, Nhất Ðiểm Hồng, Ðại Kiều, Tiểu Kiều v.v... cùng một vườn hồng phía trước với hàng trăm loại hồng: Hồng Bạch, Hồng Nhung, Hồng Vàng ... 
Rải rác đây đó là những mái am, ngay cả điện thờ Phật chính cũng nhỏ nhắn xinh xắn, kiến trúc đơn giản mộc mạc. 
Tất cả đều toát lên tinh thần và tâm hồn Việt, không chút lạ lùng ngoại lai. 
Tôi cũng nhận thấy ông chịu ảnh hưởng nhiều từ thơ Thiền của các vị thiền sư. 
Ngay bức tường đá trên đường vào là bài  thơ của thiền sư Viên Minh:"Viết bài thơ trên cát,
Con sóng vỗ xóa đi.
Vô tình đâu nhớ được,
Mình viết bài thơ gì."


Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng

Nhóm bạn của chị tôi đã đi đâu từ lâu, tôi vẫn còn thơ thẩn trong rừng thông nghe chim hót và ngắm những bông hoa bên đường. Rồi tôi đi theo những câu thơ. 
Chợt cảm thấy như mình đang sống trong câu chuyện cổ tích lạc vào rừng xanh và tìm về nhà theo những viên đá đánh dấu được viết bằng thơ trên đường. 
Rất thích thú với một số câu thơ được khắc trên đá và gỗ trên đường vào:
"Bước đi ai nhớ dấu chân,
Khói sương khỏa lấp tiền thân thuở nào"
Ở một góc khác:
"Ta cúi xuống, nhặt dấu chân trên cỏ,
Thấy tiền thân, sương ướt, áo chưa khô”


Hay:
" Thương ai đá đứng, cỏ nằm 
Khói sương cảo lục, con trăng cõi về".


Rừng trúc

Trước cổng tam quan nhà chùa theo dáng cây trúc có một cái bảng gỗ "Phong Trúc Am" và hai câu đối buông hai bên:

"Rừng gió vi vu rớt một tiếng chim, sao tĩnh lặng.
Khóm trúc xào xạc, rụng vài chiếc lá, động vô thanh".
Thấp thoáng đã thấy Am Mây Tía:
"Hang xanh mây tía ẩn cư,
Phương này trăng nước thi thư tọa đàm".

Nơi đây treo rất nhiều thư pháp:

"Một cõi cỏ thơm, thơ núi lặng,
Bốn bề mây trắng bút non xanh. "

Một số câu thơ nhắc nhở con người nhớ về cha mẹ:

"Cha cho gánh chữ ngần vai,
Mẹ cho giọt nắng soãi dài tuyết đông".
Hay chiêm nghiệm về cuộc đời:
"Ðường đời vút cánh chim hồng,
Lối về chi sá bão dông tình đời".


Phương Thảo Ðịa

Tôi đi qua một khu vườn, cổng mang bảng gỗ "Phương Thảo Ðịa", lối vào vườn cỏ thơm. Ba chữ này có lẽ đã được Tỳ khưu Giới Ðức lấy ý từ một bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, nhà thơ đời Ðường khi nói về thú ăn chơi tao nhã bốn mùa của thi nhân:"Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Ðông ngâm bạch tuyết thi"
 (2)

Xin tạm dịch nghĩa:
"Xuân thăm miền cỏ thơm
Hạ ngắm ao sen biếc
Thu uống rượu cúc vàng
Ðông ngâm thơ tuyết trắng".

Am Mây Tía
Càng đi, tôi càng thấy rất thích những cái tên mà Sư thầy đã đặt cho từng khu vực, 
với những câu đối hay:
"Bút vẫy rừng không, mây gió bâng khuâng, trăng sáng chữ
Thơ chơi lũng vắng, khói sương lãng đãng, đá ngời văn!"
Ở Am Mây Tía:"Thiền đạo vô ngôn hoa cỏ nói,
Kinh Thư đa nghĩa nước trăng cười"
Tại Nghinh Lương Đình:

"Lãng đãng càn khôn, thơ thắp con tim, tình ấm lại
Phiêu bồng nhật nguyệt, thiền soi nét bút, chữ trong hơn"


Cùng hai câu thơ thật đẹp:

"Nghe đạo, hương rừng theo gió đến
Ðọc thơ, trăng sáng vượt non về!"

Thư Pháp Ðình

Thư Pháp Am, nằm đối diện với đồi thông bên kia Sơn Ảnh Hồ, là nơi trưng bày thư pháp và cũng là nơi để tao nhân mặc khách ghé thăm mặc sức họa thư pháp bằng bút tre trên giấy:
"Chữ chẳng là mây, thăm phố chợ, dạo non xanh, sương khói lơ thơ hòa khí bút
Thơ đâu phải nước, ngủ suối trăng, mơ sông biếc, rong bèo lác đác dệt tình văn"
Dễ thương nhất là hai câu được đặt ngay dưới thềm bước vào chánh điện lễ Phật:

"Xin khách để bụi dưới thềm,
Cho thơm cửa Phật, cho thiền nở hoa"


Hai câu này vừa dí dỏm, hiền hậu và rất thơ khi nhắc khách thập phương nhớ bỏ giầy dép bên ngoài, thật là dễ thương chưa thấy nơi đâu có.

Chánh điện Chùa Huyền Không
Phải nói rằng khi viếng thăm cảnh chùa Huyền Không, ngoài những bức thư pháp, tôi rất thích thú với những cái tên được đặt cho các am, đình ở đó như Am Mây Tía, Am Trăng Ngủ, Nghinh Lương đình v.v...

Nhóm các anh chị mà tôi đi cùng đều là giáo sinh Cao đẳng Sư Phạm Quy Nhơn khóa 7. Khi nghe các anh chị giới thiệu, sư thầy Giới Ðức cũng nói rằng thầy là đồng môn khóa 2. Rồi thầy tặng cho chúng tôi mỗi người một cuốn Con Gái Ðức Phật, một cổ sử truyện về "hành trang của chư Thánh Ni và những cận sự nữ đặc biệt và thù thắng" (3)

Thầy cũng giải thích vì sao có tên "Am Mây Tía", đó là lấy từ ý thơ Thiền của Vua Trần Nhân Tông, người đã từ bỏ ngai vàng điện ngọc lên núi Yên Tử tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào đầu thế kỷ 14.

 
                                     Am Mây Tía
Những bài kệ trong sách được tác giả diễn dịch hay như thơ. 
Thấy có mấy tập thơ đẹp tôi xin mua nhưng Tỳ khưu nói sách đã hết, đó là những tập cuối cùng còn lại nên thôi, lòng thấy tiếc. 
Khi chúng tôi khen cảnh chùa quá đẹp, tỳ khưu nói rằng ông chỉ muốn đem đến cho khách thập phương niềm hạnh phúc của sự cảm nhận cái đẹp thiên nhiên. 
Tôi nghĩ rằng đó là một mong muốn vô cùng từ bi, đẹp đẽ của một vị cao tăng đáng kính. Trên đường về, lòng tôi vẫn thấy nao nao vì những gì đã được chiêm ngưỡng. 
Một ngôi chùa đơn sơ, không đồ sộ, bằng gỗ rất khiêm tốn đơn giản, làm bằng tay đôi chỗ thật đơn sơ nhưng sao rất vấn vương lòng người. 
Tôi lại nghĩ đến những ngôi chùa đồ sộ ở thành phố với kiến trúc cầu kỳ nặng nề gây cảm giác chật chội nhức mắt.
Về Huế, đi thăm chùa Thiên Mụ, nơi tôi đã quy y với Cố Thượng tọa Thích Ðôn Hậu từ những ngày còn bé, dù còn phảng phất mùi hương kỷ niệm thời thơ ấu thường theo mẹ đến chùa nhưng dường như đã không còn cảm giác thanh tịnh thơ mộng như ngày xưa khi nay có quá nhiều đoàn du khách theo chương trình du lịch nhồi nhét cho đầy và mỗi lần đến tham quan chỉ được giới hạn trong chừng nửa tiếng để rồi vội vã xuống thuyền ngược dòng sông Hương về lại thành phố. 
Tôi cũng không thích các hàng quán thương mại và dịch vụ ăn theo du lịch ồn ào bên ngoài, đã làm mất đi nhiều vẻ tôn nghiêm và nét đẹp thơ mộng dưới chân chùa Thiên Mụ.


Mặt hồ soi bóng núi

Cái đẹp ở Huyền Không là cả một không gian Thiền tĩnh mịch, sâu lắng. 
Vắng vẻ vì khá xa thành phố, nhưng cảnh quan tạo cho du khách cảm giác trở về với thiên nhiên nên thơ mà rũ bụi trần. 
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến, chỉ còn ước mơ: 
"Cho tôi mơ giấc mộng dài, Ðừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh"! (4)

Tháng 8. 2012
Chú thích (1) Ðộng Hoa Vàng - Thơ Phạm Thiên Thư
(2) Tứ Thời Thi - Thơ Thôi Hiệu
(3) Trích trong tác phẩm "Con Gái Ðức Phật" của Tỳ Khưu Giới Ðức - Minh Ðức Triều Tâm Ảnh
(4) Mơ Giấc Mộng Dài - Nhạc Phạm Duy
__._,_.___
ST

Chủ Nhật, tháng 10 21

Chuyện dễ nhưng khó.

_ Chuyện về loài chim ó:

Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang;
con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó.
Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên.
Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái!

_ Câu chuyện con dơi:
Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác.Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể
bay đi.
Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung.

_ Câu chuyện về con ong nghệ:
Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết.
Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly.

_ Và câu chuyện về con người...

Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ ở trên. Vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một giải pháp ở rất
gần, trước mắt, vì từ lâu, con người đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen, sự cố chấp, sự ích kỷ, tham lam... và sự lệ thuộc vào người khác.
                                        ST__._,_.___


          
 
 

Thứ Bảy, tháng 10 20

CẦU THỰC

Để có giấc mơ về hạnh phúc
Tôi ôm bình bát
Cầu thực sự bình an

Đầu trần chân đất
Vượt thác ghềnh,sông bể

Lòng đầy bão giông
Không tìm đâu thấy
Không ai tặng không

Bình an, bình an
Suốt đời tìm kiếm

Bến bờ là chân không

   20/10/2012
         HV


Thứ Sáu, tháng 10 19

   Mời đọc ,uống trà, suy gẫm ,đối chiếu, so sánh rút kinh nghiệm, xử lý....

      TÂM SỰ ĐÀN ÔNG
 
Ước chi…  không có đàn bà
Một mình thanh thản, cửa nhà êm ru
Ðầu óc chẳng phải lu bù
Sợ lời léo nhéo, gật gù làm theo
Cuộc sống mát mái, xuôi chèo
Chẳng lo va vấp, chẳng mèo mỡ chi
Ăn, ngủ, chơi…, thích là đi
Chẳng lo tra hỏi: làm gì? Ở đâu?Đàn ông ngoan được gì?
Thật vui khi chẳng muốn sầu
Chẳng người yêu bước, chẳng tàu sang ngang
Một mình cuộc sống an nhàn
Ung dung thư thái, đàng hoàng cần chi???
Tươi vui cuộc sống có khi
Kéo dài tuổi thọ, ít thì… gấp ba
Ước chi không có đàn bà
Ðàn ông một lũ, thế là khỏe ru…  

        TÂM SỰ ĐÀN BÀ
 
Ước chi… không có đàn ông
Thì đâu có cảnh chờ chồng đêm khuya
Mê nhậu, mê gái, mê bia…
Ngất nga, ngất ngưởng… đi hia một giờ
Về nhà là ngáy khò khò,
 Tư thế ngủ khó đỡ.
Quên bài không trả…, học trò lưu ban !
Thà sống cái kiếp hồng nhan
Còn hơn cứ phải điêu tàn héo hon
Quần áo, giầy dép, phấn son… 
Tha hồ chưng diện, chả còn ai ghen
Mỗi khi thành phố lên đèn,
Vui chơi nhảy nhót đêm đen mới về
Một mình vui thú chán chê
Gạo còn hay hết, chẳng hề lo toan 
Thật là cuộc sống huy hoàng
Ðàn ông biến hết, chỉ toàn… phe ta 


       VỢ ....VỢ      và    VỢ...

Thân thương hai tiếng "Vợ mình"
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng 
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng..
Nhiều người nhờ Vợ lên Ông 
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng 
Vợ là hoa hậu để chồng mê say..
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ, Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, Vợ là mùa xuân..
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét, Vợ là Tivi.
Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ, thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm, thảo hiền.
Vợ là cô Cám, hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
Vợ là.... 
                  ST

Thứ Năm, tháng 10 18

CHUYỆN TÌNH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

Chuyện tình cảm động của Hải Thượng Lãn Ông

                           Cái tình là cái chi chi,
Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng ?
Huống ta ở chốn bụi hồng ,
Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC (1720 - 1791) quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Hải Dương...(nay là huyện Mỹ Văn, Hưng Yên) nhưng ông về quê mẹ là làng Tình Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh sinh sống bằng nghề bốc thuốc ngay từ khi còn trẻ. Ông lấy hiệu là Lãn Ông tức ông già lười.

Tuy nhiên, ông chỉ lười công danh, lười đua chen ở chốn quan trường còn sự nghiệp y học thì ông rất chăm chỉ nghiên cứu và trở thành danh y bậc nhất thời bấy giờ. Ông có bộ sách y học đồ sộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 65 quyển đúc kết kinh nghiệm 40 năm bốc thuốc chữa bệnh cứu người, một bộ sách y học lớn nhất từ trước tới nay.
 .... 
Cũng vì tiếng tăm của ông vang dội đến tận Kinh đô mà năm 1781 chúa Trịnh Sâm triệu ông ra Thăng Long để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. Ông đã ghi chép lại toàn bộ chuyến đi này trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự (Ký sự lên Kinh). Đây là một tác phẩm văn chương đặc sắc, đề cập đến đời sống sinh hoạt của tầng lớp vua chúa, quan lại và thị dân ở chốn Kinh thành vào cuối thế kỷ XVIII.
 
 
Trong chuyến lên Kinh lần này, Lê Hữu Trác tình cờ gặp lại người tình xưa, trong một trường hợp rất đặc biệt. Nguyên do là, khi còn nhỏ ở nhà, Lê Hữu Trác đã được bố mẹ hỏi cho một cô gái con nhà quan làm vợ. Các thủ tục dạm hỏi đã hoàn tất, chỉ chờ ngày cưới.  Nhưng sau đó do gặp trắc trở, ông từ hôn rồi vào quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) sinh sống. 

 
Cô gái đó sau này không lấy ai nữa, vì cho rằng mình đã có nơi gá nghĩa rồi. Cô ở nhà chăm sóc cha mẹ. Khi cha mẹ mất, cô gửi thân vào chốn cửa thiền. Hơn 40 năm sau, bây giờ cô gái năm xưa đã trở thành một nhà sư già. Bà đi khuyến giáo thập phương để về đúc chuông chùa làng và tình cờ gặp ông trong một nhà trọ ở Kinh thành.
 
Chuyện như sau:
“Một ngày kia, có hai lão ni đến chỗ tôi ngụ, nói rằng: chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hoá”. Thế rồi một lão ni tự giới thiệu mình là trụ trì chùa núi An Tử, còn lão ni kia thì giới thiệu mình là con gái quan tả thừa ty Sơn Nam , quê ở Huê Cầu.
 
“Tôi nghe nói giật mình như tỉnh giấc mơ”, Lãn Ông viết.
 
Sau đó ông tìm cách “hỏi nhỏ một tiểu cô trong bọn tòng hành mới biết đây là người cũ của mình”. Rõ ràng một lão ni tìm đến một quan nhân (lúc này Lãn Ông đang làm quan thầy thuốc ở trong triều) để khuyến hoá mà lại xưng cái “lý lịch cá nhân” của mình ra như thế, phải có lý do gì chứ. Và đúng vậy, chỉ mới nghe qua địa danh Sơn Nam, Huê Cầu thôi, đã đủ làm cho Lãn Ông choáng váng, “giật mình như tỉnh giấc mơ”. Chuyện đúc chuông, khuyến hoá chẳng qua là cái cớ để cho bà có dịp gặp lại ông. 

Tưởng tượng coi, lão ni – người tình cũ của Lãn Ông – đã phải trần tình năn nỉ, thuyết phục sư bà ra sao để sư bà động lòng chịu cùng xuống núi một phen. Tuy biết khá rõ rồi, nhưng vốn thận trọng, Lãn Ông mới “trắc nghiệm” lại lần nữa, vì biết đâu chỉ là một sự tình cờ, ông bèn kể rõ họ tên quê quán…
"Lúc đó chỉ thấy ni cô chùa Huê Cầu mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng, bảo sư bà trụ trì rằng : "Thôi, chúng ta đi đi thôi”."
 
Một lão ni nghiêm trang cẩn mật, tuổi tác già nua mà “mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng” rồi phải hối thúc sư bà “đi đi thôi” trong một tâm trạng như là dỗi hờn thì thật là đáng kinh ngạc. Lãn Ông rất lúng túng, tìm cách “lưu họ lại không được, mới mang ra một ít hương tiền để cúng” rồi hỏi: “Hai lão ni trọ tại nơi nào?”. Họ đáp: “Chưa có nơi nào”, rồi vội vàng từ biệt ra đi. Lãn Ông đâu dễ chịu ngồi yên, ông “vội gọi một tên người nhà linh lợi bảo đi theo sau họ, mà không cho họ biết…”. 

Thế rồi Lãn Ông nhớ lại mối tình xưa. Lỗi tại ông. Ông đã nộp đủ lễ vấn danh, lễ nạp thái, vậy mà rồi vì một lý do riêng, ông hồi cư về Hương Sơn quê mẹ và xa luôn người vợ sắp cưới của mình để bà phải mỏi mòn trông đợi đến hôm nay mới bất ngờ gặp lại.
 

Rồi người thiếu phụ đó ra sao? Lãn Ông có dọ hỏi thì biết bà “thề chung thân ở vậy”.
Nhiều người đi hỏi cưới, bà cương quyết từ chối. Sau cùng, bà vào chùa tu. Lãn Ông viết tiếp “Tôi nghe biết vậy thì tâm thần kinh loạn, than rằng: Vì ta bất cẩn trong việc này. Có thuỷ mà không có chung, khiến cho người mang hận, mà ta mang tiếng là người bạc bẽo. Ta bối rối không biết cách nào để gỡ cái mối ra, mới vội vàng đến Huê Cầu mà tìm hiểu sự việc”. Quả thật, bà đã từ hôn nhiều người chỉ vì lòng bà chỉ có Lãn Ông thôi. Bà thà đi tu chớ không lấy ai khác nữa !

Bà nói: “Đã có người hỏi mình làm vợ thì mình (coi như) đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ…”. Trách chi Lãn Ông không tan nát cõi lòng, “tâm thần kinh loạn”.
 
Để chuộc lỗi mình, ông xin bà cho ông được coi bà như “cô em gái nhỏ”, bảo dưỡng bà suốt đời từ đây. Vì bà đã đi tu nên ông đề nghị cất cho bà cái chùa nhỏ, trong một cảnh vườn vằng vẻ yên tĩnh: “Mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là để báo ân, hai là để chuộc lỗi…”.
 
Bà cố cầm giọt lệ: “Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, đâu có dám trách ai… Nay tôi được biết tấm lòng tốt này cũng an ủi cảnh linh lạc vậy”.
 
Và bà đã từ chối. Và Lãn Ông làm thơ. Phải, bởi vì đâu có thứ thuốc nào sắc ba chén còn bảy phân mà chữa được cái bệnh của ông bây giờ! Ông viết: “Tôi lấy làm thương tình, mới giải lòng trong một bài thơ như sau: 

             Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa,
Kim nhật tương khan khổ tự ta. 
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ, 
   Song mâu xuân tận kiến hình hoa. 
        Thử sinh nguyện tác can huynh muội, 
Tái thế ứng đồ tốn thất gia. 
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã, 
úng nhiên như thứ nại chi hà?”  
                                                                                  (nguyên văn chữ Hán)

* Mà Ngô Tất Tố đã chuyển dịch: 

             Vô tâm nên nỗi luỵ người ta 
Trông mặt nhau đây luống xót xa 
Gượng cười khôn giấu đôi hàng lệ 
Tóc bạc che mờ nửa mặt hoa 
Kiếp này hãy kết làm huynh muội 
Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia 
Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ 
Dở dang, dang dở biết ru mà?

* bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn:
 
                                   "Vô tâm nên nỗi lỡ người ta 
                                   Nay lại nhìn nhau luống thẫn thờ 
               Một nụ cười tình, châu lệ lạnh  
               Đôi tròng xuân cạn nét tài hoa  
          Đời nay xin kết anh em ngãi  
              Kiếp tới nên tròn phận thất gia  
 Ta chẳng phụ người, người nỡ phụ ta 
                Đành thôi như thế, biết sao mà!".
Cảm động vì bài thơ “giải lòng” đó mà bà đã tha thứ cho ông. Lãn Ông viết: “Từ đó thời thường qua lại hỏi thăm nhau”. 
 
Chuyện rồi kết thúc ra sao?
Tuổi hạc ngày càng cao, bà chỉ xin ông mua gỗ ở Nghệ An đóng cho bà một cổ quan tài. Vâng, phải đúng gỗ ở Nghệ An bà mới chịu, vì đây là vùng Hương Sơn quê mẹ Lãn Ông (Lãn Ông quê gốc Hải Dương, nhưng sống và thành danh ở Hương Sơn). Có lẽ bà nghĩ lúc sống đã không được nên duyên vợ chồng thì lúc chết ít ra cũng được âu yếm nằm trong một cổ quan tài do ông đóng cho bà từ thứ gỗ của quê hương ông."


Đó, chuyện tình của Lãn Ông, “Ông Làm Biếng” làng Hải Thượng, một chuyện tình thủy chung, nhân hậu của một thầy thuốc, ông Tổ của ngành Y, làm ta thấy càng gần gũi với ông hơn, càng quý trọng ông hơn.
     ST