Thứ Hai, tháng 5 21

Chủ đề: Fw:  Bàn tay của mẹ,“The Story of Apprecication”



Câu chuyện ni hay nè, sâu sắc và thực tế nữa.
 Mời  đọc và suy ngẫm.


 
 
Bài này là lược dịch của một ai đó  từ nguyên bản “The Story of Apprecication”phía dưới đây

Bàn tay của mẹ, bài học của con
Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn.
Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.
Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”

Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” “Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”
Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ.Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.
Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.
Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty.
Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”
Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” “Cảm tưởng của anh ra sao?” “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”
Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.
Thưa quí vị. Một đứa bé luôn luôn được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và nó sẽ chỉ luôn luôn nghĩ đến mình nó trước hết. Nó sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ trong suốt thời gian nuôi dưỡng nó thành người.
Khi làm việc, nó giả thiết rằng mọi người phải vâng lời nó; và khi trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn sẵn sàng đổ thừa cho người khác những khiếm khuyết và sai sót trong sinh hoạt của công ty.
Ðối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội thực sự cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Họ sẽ cằn nhằn, lòng họ luôn chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình.
Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?
Bạn có thể cho con cái bạn sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng... Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin bạn vui lòng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.
Bạn muốn chúng hiểu rằng bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc chúng ta rồi cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn có học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống ở đời, và tự khả năng của chúng phải biết cùng làm việc với những người khác để hoàn thành mọi công tác mà chúng gặp phải trong cuộc sống.

Thứ Sáu, tháng 5 18



Hai chị em nép vào bên hoa

Bức tranh và những lời phê bình

Bài hay và sâu sắc. Mời xem.
                    Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp.
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.
                    Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:
        - “Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.”
Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
           - “Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.”
Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.
Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X.

               Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút vẽ ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.
                Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:
             - “Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả.
Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. 

Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn.
Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình.
Và tất nhiên, con cũng nên nhớ đừng bao giờ đánh giá người khác một cách cẩu thả .

Đọc bài viết trên mình rất tâm đắc "những thứ mà con phải vất vả để làm ra được đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình" . Thử hỏi trong chúng ta đã bao giờ tự đánh giá mình chưa? Chúng ta thường phê phán người khác trong lúc chính bản thân chúng ta cũng chẳng hoàn thiện gì. Xin các bạn mỗi ngày bỏ ra 5 phút để nhìn lại bản thân như thế mình sẽ sống tốt hơn, cuộc đời đẹp biết bao khi ta biết hướng thiện.

Thứ Sáu, tháng 5 4

Kính Mừng Phật Đản 2556


Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki - Moon chúc mừng ngày lễ Vesak


Thật là hạnh phúc cho tôi khi nói lời chúc mừng đến toàn thể chư Tăng Ni, Phật tử khắp nơi trên thế giới nhân ngày lễ Vesak, ngày lễ kỷ niệm sự Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn của Đức Thế Tôn. Vesak là thời điểm để cho tất cả những người con Phật suy ngẫm về những giá trị căn bản của lòng bao dung, tâm từ bi và tinh thần phụng sự nhân loại đã được thể hiện sinh động qua chính đời sống của Đức Phật và những lời giáo huấn của Ngài. Những giá trị này lại được phản ánh qua Bản hiến chương của Liên hiệp quốc, lời hứa của các quốc gia thành viên cùng làm việc trong tinh thần hòa hợp để cho thế giới của chúng ta, nơi mà tất cả mọi người, dù nam hay nữ, đều có thể phát triển và thành đạt trong hòa bình và thánh thiện.
WBKM  (2).jpg
Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki - Moon
Chủ đề của lễ Vesak năm nay là “Khôi phục thế giới dựa theo quan điểm của Phật giáo”. Chủ đề này nói lên sự quan trọng của những mối quan tâm toàn cầu tại thời điểm các cuộc khủng hoảng phức tạp đang xảy ra. Khi mà sự khủng hoảng kinh tế, tài chính bùng phát thì người nghèo là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất. Họ sẽ phải trải qua một thời gian dài mới có thể khôi phục được. Vào thời điểm đó tôi đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy hành động trong tinh thần đoàn kết cho sự tốt đẹp chung của toàn nhân loại. Sự phản ứng đồng bộ của họ cùng với những nỗ lực của Liên hiệp quốc đã giúp tránh được một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Những bài học giá trị mà nhân loại đã học được đang định hướng cho hành động của chúng ta khi mà những hậu quả xấu đang tiếp tục xảy ra.
WBKM  (3).jpg
Tổng Thư ký Ban Ki - Moon thăm
Dự án Sáng kiến Lãnh đạo Phật giáo đang được triển khai
bởi chư Tăng tại Lào
Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết chặt chẽ ấy ngày càng tỏ ra thiết yếu hơn trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau của nhân loại ngày hôm nay. Và chúng được phản ánh qua ngày lễ Vesak. Những nghĩa cử từ bi đối với những người kém may mắn là một phần trong việc tổ chức lễ kỷ niệm hàng năm. Chỉ có thông qua việc bày tỏ sự quan tâm đến người khác mới giúp cho chúng ta thành công trong quá trình giải quyết những vấn nạn trong thời đại ngày nay: hạn chế sự nghèo đói, khắc phục sự xuống cấp của môi trường, tránh sự biến đổi theo chiều hướng ngày càng tồi tệ của khí hậu, thiết lập một thế giới tự do, hòa bình và công bằng cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta thực hành theo chân tinh thần của đạo Phật thì tất cả những mục đích cao quý này đều có thể đạt được.

Tổng Thư ký LHQ
      
(đã ký)Ban Ki-Moon