Thứ Năm, tháng 1 31

Cậu bé chữa chuồng cừu


ST
http://www.ptisd.org/users/0001/Foundation/Anchor/goldanchor2.jpg


                            Cậu bé chữa chuồng cừu
Oula là nhân vật trung tâm trong giới toán học thế kỷ XVIII. Trong các lĩnh vực như số luận hình học, thiên văn học và vi tích phân, ông đều đạt được những thành tựu xuất sắc. Nhưng nhà toán học đại tài này lúc còn đi học không hề được thầy giáo yêu quý, thậm chí ông còn bị trường tiểu học đuổi ra.
Câu chuyện là do những ngôi sao dẫn đến việc này. Lúc đó, cậu bé Oula học trong một ngôi trường của giáo hội. Có một lần, cậu đặt câu hỏi với thầy giáo, trên trời có bao nhiêu ngôi sao, thầy giáo liền từ tốn trả lời cậu: “Trên trời có bao nhiêu ngôi sao không quan trọng, chỉ cần biết những ngôi sao trên trời là do Thượng đế đặt vào là đủ”.
Oula cảm thấy rất khó hiểu: “Trời to như vậy, cao như vậy, đất thì lại chẳng có cầu thang dẫn lên trời, vậy thì Thượng đế làm thế nào mà đặt từng ngôi sao lăn trên trời được nhỉ? Mà cứ cho là Thượng đế đã đặt chúng lên màn trời thì sao Ngài lại quên số ngôi sao được nhỉ?”.
Thầy giáo lại bị hỏi một lần nữa, không biết trả lời thế nào mới ổn. Ngay lúc đấy, thầy giáo cảm thấy bực mình vô cùng, không chỉ vì câu hỏi của Oula làm thầy giáo không thể trả lời, mà quan trọng hơn là vì trong khi thầy giáo coi Thượng đế là cao hơn tất cả, thì Oula lại trách Thượng đế không nhớ rõ số ngôi sao trên trời, thế nghĩa là hoài nghi với Đấng Vạn Năng. Ở thời đó, tuyệt đối không bao giờ được phép nghi ngờ Thượng đế. Oula lại không thống nhất với giáo hội và Thượng đế, thầy giáo liền đuổi Oula về nhà, không cho học.
Về nhà thì chẳng có việc gì làm, cậu liền giúp bố chăn cừu, trở thành một chú bé chăn cừu. Cậu vừa chăn cừu, vừa đọc sách. Trong những sách mà cậu đọc, có rất nhiều sách toán học.
Cừu của bố ngày càng nhiều, có đến gần 100 con. Cái chuồng cũ có lẽ đã không đủ chỗ, bố quyết định xây một cái chuồng mới. Ông ước tính dùng một mảnh đất hình chữ nhật, dài 40m rộng 15m, diện tích vừa đủ là 600m2, bình quân cứ 6m2 một con cừu. Khi đang định xây dựng, ông phát hiện rằng vật liệu của ông chỉ đủ cho một cái hàng rào chu vi 100m. Nếu xây một cái chuồng dài 40m, rộng 15m thì chu vi của nó sẽ là 110m (15+15+40+40=110). Bố cậu cảm thấy rất khó, nếu cứ làm theo tính toán thì phải thêm 10m vật liệu nữa. Nếu thu nhỏ diện tích thì diện tích bình quân của mỗi con cừu sẽ nhỏ hơn 6m2 .

                     http://img2.news.zing.vn/2013/01/18/1-37.jpg
Oula nói với bố, cậu đã có cách rồi, không cần phải thêm vật liệu, cũng không cần bố phải lo lắng về việc diện tích bình quân của mỗi con cừu sẽ nhỏ hơn so với tính toán.  Bố không tin rằng cậu bé Oula có thể có cách gì, nên không hề để ý đến lời cậu nói. Oula tức khí, nói lớn, chỉ cần di chuyển cọc của chuồng cừu là xong ngay. Bố cậu tuy hơi nghi ngờ, nhưng cuối cùng vẫn đồng ý cho cậu con trai thử xem sao.
Khi được bố đồng ý, cậu liền đứng lên, chạy đến chỗ chuồng cừu đang chuẩn bị xây dựng. Cậu lấy một cái cọc gỗ làm trung tâm, thu nhỏ chiều dài 40m thành 25m. Cha cậu lo lắng, liền nói: “Thế thì làm sao mà thành được? Cái chuồng như vậy nhỏ quá, nhỏ quá mất rồi”. Oula cũng không trả lời, chạy đến cái chiều kia, thêm 10m nữa vào chiều rộng, chiều rộng bây giờ là 25m. Sau khi thay đổi như vậy, chuồng cừu hình chữ nhật như tính toán ban đầu đã biến thành hình vuông các cạnh 25m. Sau đó, Oula tự tin nói với bố. “Bây giờ, hàng rào đã đủ rồi, diện tích cũng đủ rồi thưa bố”.
Ông bố nghe theo thiết kế của Oula mà đóng chuồng cừu, vừa vặn với hàng rào chu vi 100m, diện tích cũng đủ, mà trông lại lớn hơn. Ông bố vô cùng vui sướng.
Bố Oula nghĩ rằng nếu để đứa trẻ thông minh như thế này đi chăn cừu thật là phí hoài. Về sau, ông nghĩ cách giúp Oula làm quen với nhà toán học Benuli. Qua sự giới thiệu của nhà toán học này, năm 1720, Oula được trở thành sinh viên của trường Đại học Basaier. Năm đó cậu 13 tuổi, và là sinh viên trẻ nhất của trường này.
                              
   


CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

Nghệ thuật "điêu khắc" trên thức ăn
Sưu tầm - tổng hợp
 
Từ những nguyên liệu là thực phẩm, các nghệ sỹ đã dùng bàn tay khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm rất thẩm mỹ.
Chú bướm làm từ táo.
 
Bàn tay của người hành khất được làm từ ruột bánh mỳ. 
 
 
 
 
Đàn cừu súp lơ.
 
Cá heo chuối.
 
Sát thủ bánh mỳ.
 
Nôi trứng gà.
 
 
Khuôn mặt bột mỳ.
 
Bé đi nhà trẻ.
 
 
Vận động viên bơi lội.
 
Cô gái tắm sữa.
 

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

Lung Linh thế giới cổ tích của loài kiến
Nguyễn Trang
Theo Daily Mail, Telegraph
TPO - Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov hy vọng những bức ảnh của mình sẽ tạo được cầu nối giữa hiện thực với thế giới cổ tích.
Đàn kiến này đang cố gắng dựng một cây cầu khi hoàng hôn buông xuống.
Những bức ảnh tuyệt vời này mô tả các hành động của loài kiến, nhiều người cho rằng chúng được dựng lên từ một câu chuyện cổ tích nào đó.
Nhưng sự thật là nhiếp ảnh gia Andrey Pavlov đã chụp những bức ảnh trên, ông dành rất nhiều thời gian để dựng cảnh cho đàn kiến.
 
Ông cho biết thế giới của những con côn trùng nhỏ bé này là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm của ông.
Những con kiến trong ảnh làm được vô số động tác kì lạ, như nâng tạ, kéo xe,...

Ông Pavlov chụp những cảnh tượng này từ một ổ kiến gần nhà của ông ở Moscow, Nga.
Nhiếp ảnh gia tâm sự ông đã làm công việc này suốt 7 năm nay, kể từ khi ông có con và bắt đầu đọc chuyện cho chúng nghe hàng tối. Ông muốn tự mình viết lên những câu chuyện cổ tích.
Pavlov chọn loài kiến làm nhận vật chính cho những câu chuyện của mình vì ông tôn trọng cách mà chúng sống và làm việc. Công việc trong rạp hát một thời đã giúp ông không bị khó khăn trong khâu dựng cảnh.
Nhìn vào những chi tiết đáng ngạc nhiên trong ảnh, hẳn không mấy ai tin chúng là ảnh tư chụp. Nhưng đó đúng là những con kiến có thật, những bức ảnh thật 100%.
 

Loài kiến có thể chiến đấu, chăm sóc cho nhau,... .
Làm thế nào mà chúng lái được chiếc xe này? Những con kiến có vẻ như đang tìm cách mang trái cây kia về tổ. Cảnh tượng này do Pavlov cố ý dàn dựng.
 

Thứ Ba, tháng 1 29

THƠ NHẶT …


     
Bây giờ tôi mỏi mệt tôi
Học quên.Học nhớ.Giữa đời phù vân.
Thưa em,bởi chút tình gần
Có em độ lượng...bao lần ngỡ xa
Tiếng cười nhẹ nhõm,thứ tha
Tôi...lòng vẫn nặng chẳng tha thứ mình
Thương em...hiểu được lòng anh
Rồi mai trăng có...thấy mình với nhau?
Trăng cười,trăng hỏi vì sao
 Không dưng...thương gã tào lao giữa đời?
Trăng rằng: sẽ có bên nhau
Trăng đây Cuội đấy...ai nào hơn ai!
Trăng ơi,trăng cũng như người
Cuội đâu trăng đấy...suốt đời bền lâu

                       18/10/2012
                            N




Sáng cà phê một mình thơ thẩn
Nhớ mông lung chút nắng bên thềm




Chủ Nhật, tháng 1 27

CHỦ NHẬT XẢ STRET

Mời quý ông đọc cho dzui :
 
 
BẠN, là người khen ta khi ta đúng; chê ta lúc ta sai.
KẺ THÙ, là người khen ta khi ta sai; chê ta lúc ta đúng.
Còn kẻ mà lúc nào cũng chê ta, dù rằng ta đúng hay sai thì đích thị là... VỢ TA!
 
 
 



Mời quý bà quý cô đọc cho dzui rồi quên, nhớ làm chi cho mệt
 

 Người ta thống kê được rằng, CUỘC ĐỜI NGƯỜI ĐÀN ÔNG, hầu hết đều gắn liền với chữ “ĂN”.


1. Khi còn nhỏ thì “ăn học”, Xin tiền ba mẹ mua quà không được thì “ăn vạ”

2. Lớn chút nữa thì “ăn chơi”, “ăn mặc”, “ăn diện” để tán tỉnh các cô. Lỡ “ăn nói bậy bạ” thì  “ăn thêm bạt tai”

3. Lúc có bạn gái thì chăm chăm tìm cách “ăn tươi nuốt sống”.

4. Ăn tươi nuốt sống xong thì phải “ăn hỏi”, “ăn cưới”, rồi “ăn đời ở kiếp".

5. Khi vợ sắp sinh đành phải “ăn chay”. Sau khi vợ sinh lại phải “ăn kiêng”.

6. "Ăn chung" vài năm bắt đầu chán đâm ra "ăn vụng". Ăn vụng nhiều quay qua "ăn năn".

7. Ăn năn xong, chứng nào tật đấy, lại thèm “ăn phở”.

6. Khi “ăn nên làm ra” thì “ăn sung mặc sướng”, rồi sanh tật “ăn gian” nói dối. Nói với vợ là đi “ăn cơm khách” nhưng thực ra là đi “ăn bánh trả tiền”. Vợ mà biết được cho “ăn gậy”, đuổi ra khỏi nhà đi “ăn mày"

7. Khi về già răng rụng, vợ còn thương cho “ăn cháo", không còn thương cho "ăn cám".

8. Lúc bệnh họan vào nhà thương “ăn nước biển”.
Đến khi lìa trần vẫn còn được ăn. “Ăn nhang khói” “Ăn gà khỏa thân”




Happy đàn ông. Cuộc đời ngắn ngủi. Muốn gì thì ăn..... thì có ngày "ăn đạp"
 
                               ST