Thứ Ba, tháng 8 26

TÌM ...



Cuộc đời mỗi người từ nhỏ đến lớn, từ trẻ thơ, niên thiếu mãi đến lúc già  đều gắn với chữ TÌM.
 Khi người mẹ mang thai, bào thai chờ đến ngày khai hoa nở nhụy TÌM đường ra với thế giới bên ngoài . Vừa chào đời đã TÌM ngay vú mẹ để bú . Vài năm tháng tuổi TÌM đồ chơi . Đi học TÌM bạn kết thân, TÌM thầy giỏi để học. Học xong trung học TÌM trường để nộp đơn thi đại học. Học xong TÌM việc làm .Đến tuổi biết yêu TÌM người yêu , TÌM bạn đời để kết hôn . Có gia đình rồi TÌM đất xây nhà, TÌM nhà ở . Con cái trưởng thành TÌM người nối dõi tông đường …Tưởng thế là ổn thôi từ nay yên tâm sống hưởng lạc vậy mà vẫn chưa hết TÌM . Về già lẩn thẩn để đâu quên đó, cái mũ trên đầu loay hoay lục lọi TÌM, chìa khóa cầm tay xốc tung đồ đạc TÌM, kính đeo trên mắt miệng lẩm bẩm : mới để đây mà TÌM. Đi đến đâu để quên đến đó về nhà TÌM hết cả ngày. Cứ thế ngày nào cũng TÌM . Điện thoại đợi chuông reo mới biết nó ở đâu TÌM. Có mấy đồng lương hưu đi chợ về bỏ túi áo  TÌM trong túi quần . Tờ báo vừa đọc sáng nay trưa TÌM hoài không thấy. Thiệp mời cưới thứ bảy mãi chủ nhật áo quần thật đẹp đến nhà hàng TÌM chẳng thấy đâu .
Đến tuổi gần đất xa trời TÌM nghĩa trang để lo phần mộ .
Biết đâu đến lúc nhắm mắt xuôi tay về bên kia thế giới lại vẫn điệp khúc quen thuộc TÌM . Ha ha ha     
Ôi thôi cái sự TÌM mệt mỏi quá .

Buổi sáng rảnh rỗi sinh nông nổi cái TÌM các bạn thư giãn nhé .
                           25/8/2014
                               HV

Thứ Hai, tháng 8 25

THÁNG TÁM THĂM TRƯƠNG THƯƠNG



Trương Thương tính tình thật thà trầm tĩnh, tuy tếu táo trắng trợn tí ti . Tôi tới thăm Thương trên tình trong trắng thời trẻ thơ . Thương thì thầm : tớ trọng thương thê thảm . Thương than thở : thuốc tây tràn tay thân thể từ từ teo tóp, tím tái tính tình trầm trầm thay tếu táo . Thời thế thế thời thế .
 Thương tàn tạ thật từ tháng tư tới tháng tám, tối tối Thương thao thức, trằn trọc. Tâm thần Thương trục trặc, thân thể tiều tụy thật thê thảm trầm trọng. Tôi thấy thương Trương Thương thắm thiết . Tưởng tượng thấy Thương thời tuổi trẻ , tài tử, trẻ trung, tốt tướng .Tôi tỉ tê thành thật  : “Thừa tự tin thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu tình, tiền thì tắc tịt!”. Thương tươi tắn thủ thỉ thì thào : Tiền thì trung trung tình thì tràn tràn, tự tin thì thiêu thiếu . Thôi thì tạm tạm tính tình tang . Trời tháng tám tiết Trung Thu trăng thấp thoáng trong tre . Trời thu tươi tốt, trong trẻo, tiếng thu thánh thót . Thôi từ từ tính toán thuốc thang tìm thầy thuốc tiếng tăm thị thành  trị trừ tim, thận, trị toàn thân thể thủng thỉnh thế thôi . Thầy thuốc tốt thật, tính tình thẳng thắn thừa trí tuệ tận tụy thật trung thành thẻ thọt tai Thương: Tránh trà thuốc, tự ti , trần tục tổn thương thân thể, thuốc thang thông thường, thỉnh thoảng tìm thư tình thời thơ trẻ tâm tư .Thương thích thú thấy thầy thuốc tính toán thật tử tế tấm tắc : Tính tình trung thật, tin tưởng trời thương trời trợ thủ tất thành. Từ tối tăm thành thanh thoát  Thương tin tưởng thầy thuốc thiên tài trên tỉnh thật tuyệt . Thương thật tình thưởng thầy thuốc tình tiền thân thiết .
Thôi thận trọng thuốc thang từ từ tiêu tán , thân thể tất thảy tươi tắn trẻ trung, tốt tướng thơ thới thời trai tráng. Thương tủm tỉm, thanh thản thả tay tôi tự tin thế .
Thăng.
Trung thu tháng tám thăm Thương
                 HV  
             24/8/2014  
     

Chủ Nhật, tháng 8 24

CÀ PHÊ SÁNG CHỦ NHẬT



Sáng chủ nhật nắng vàng ong chiếu những tia nắng đầu tiên trên cây xuống quán cà phê nhái của H các bạn đã tề tựu ăn sáng bí mành và thưởng thức cà phê dưới bóng dù che màu xanh thương nhớ của anh Ngô Lai và anh Trần Hữu Hoàng gửi tặng.

Xuân Lộc hôm nay xinh đẹp trong đầm đen bí ẩn chiêu đãi các anh chị xôi đậu, bánh tiêu, bánh ngọt thiệt là ngon . Từ món xôi của Lộc mà biết bao đề tài về xôi làm cười nghiêng ngã . Ngọc Lân vo viên xôi thành thạo, Ngọc Khánh thì mạnh tay bóp nát cả đậu , Thức, Tấn Thành, Đức Thành chỉ thích thổi kèn của Hoa lò xo vì ngày nào cũng ăn xôi nhà ngán quá, Mộng Liên ăn xôi của Ngọc Hường quá ớn nên lắc đầu từ chối . Đỗ Thọ trung thành với kiểu thổi kèn acmonica của Hoa . 
Xôi Của XL
Miệng Thọ cười ngời hạnh phúc vì được H luôn mồm giới thiệu với mọi người : “ Ai đây ? “ mỗi khi có bạn mới đến . Lý do quá lâu Đỗ Thọ mãi mê việc kinh doanh lơ là tình thân bè bạn, hôm nay xuất hiện vì H gọi. Mấy anh chị lớp trên cười đau cả bụng vì các em lớp dưới quá tinh nghịch, vợ chồng anh Dũng, vợ chồng anh Viết vì đi có đôi có cặp nên chỉ biết lặng im không tham gia, anh Phong cũng bị lép vế, anh Hùng quá hiền, có lẽ nên đặt cho anh cái tên : Đại đức Thích Lặng yên . Anh khoa nhạc sỹ đến chỉ vừa cười với các bạn rồi chào đi công chuyện, vừa đi vừa ăn bánh mì trông như cậu thư sinh của 40 năm về trước. Hot boy Phú cả năm ở Sài Thành hôm nay mới xuất hiện . Các chị đẹp rạng ngời vì được buổi sáng thư giãn , chị Bê Hoa ca sỹ lừng danh với giọng ca chim hót sáng ni ôm hộp gạo lứt muối mè để giữ gìn sức khỏe, mỗi lần muốn cười chị phải đợi sau 100 lần nhai cho xong thìa cơm, Ôi thương chị quá, Chị Trinh vẫn như mọi khi phong thái đĩnh đạc ngồi bên em Xuân Lộc mà nghịch ngầm. Thiệt là bái phục chị Trinh ( chuyện ni chỉ xóm nhà lá biết thôi bí mật). Chị Mai Chi nhiệt tình hơn tất cả luôn phụ họa nếu có người xướng có lẽ vì thế mà chị mình hạc sương mai chăng? Thu Bảy Phan dịu dàng trong màu tím hoa sim nhưng lại bạo mồm bạo miệng để các anh ứng đối không kịp. Mà làm sao ứng cho kịp cô giáo dạy văn kia chứ? Thạch giữ đúng vị trí bà ngoại cười hiền lành nghe các bạn ba hoa chích chòe, lâu lâu nói vài câu chí lý …rất chi bà ngoại. Kim Anh biệt hiệu bao xi măng ( do Thương đặt) đến muộn cùng góp vui bằng nụ cười hở mười cái răng. Kim Quy rùa vàng hôm nay đến trễ vì bận trồng cây làm đẹp thành phố để QRT quay phim ghi hình lên ti vi, oai ra phết . Rùa vàng chậm nhưng chắc nụi, có ai ngờ rùa thắng thỏ phải không các bạn? Lựu điệu đà tóc luôn thả gió bay vàng hoe trong nắng, người mê ca hát nhất bọn hôm nay bê hai trái bưởi vườn nhà tặng các bạn. Lại được một trận cười về 2 trái bưởi của Lựu. Hai trái không bằng nhau . Ôi làm sao mà bằng sau 60 năm cuộc đời dâu bể? Dù sao khi ăn các bạn cũng khen quá chừng : bười ngọt, nhiều nước , ăn ngon vì không sợ thuốc trừ sâu .
9g30 nhổ neo tiến thẳng nhà bạn Trương Văn Thương thăm bạn đã xuất viện về nhà điều trị. Đến nơi thăm người ốm nặng mà sao các bạn vẫn không quên chuyện cười . Lại cười vì cười là 10 thang thuốc bổ mà. Hoa lò xo mở màn bằng liệu pháp xoa bóp hai chân Thương. Kim Anh vội nói : Ấy ấy đừng xoa chân trái cũng đừng xoa chân phải, mà phải xoa chân…
Thương nằm đang chuyền nước cũng phải phì cười. Kim Quy hỏi nhỏ : Rảnh không Thương? Cái lắc đầu của Thương trông tội nghiệp làm sao? Mọi người quây quần quanh giường bố Thương nằm chọc ghẹo đủ trò . Bây chừ chỉ có nụ cười các bạn mới làm cho Thương quên đi bệnh tật và những cơn đau. Mong sao sức khỏe Thương khá lên để còn vi vu cùng các bạn. Nhân vật quan trọng của lớp Viết Dũng nháy lia nháy lịa các hình ảnh các bạn để về đưa lên trang CHS BĐ . Hôm nay trông VD nghiêm chỉnh(?) ghê . Trước lúc chào tạm biệt Thương Lựu hát bài Như một lời chia tay của TCS nhưng không thuộc lời Văn Thành tiếp sức hết bài. Bản nhạc này hát quá sớm không? Mình nghe mà lòng rưng rưng, chợt nhớ đến X…    
Buổi sáng qua mau, chia tay các bạn hẹn thứ bảy đến lại gặp nhau ở tiệc cưới con trai anh Huỳnh Chí Thành. Cuộc sống vẫn thế . Vui và buồn bao giờ cũng song hành

Mong rằng tình thân chúng mình mỗi ngày thêm bền chặt. Hãy cứ vui chơi cuộc đời các bạn nhé!

                              Sáng CN 24/8/2014
                                  Ghi nhanh
                                      HV     

Thứ Sáu, tháng 8 22

GIA ĐÌNH VUA HÀM NGHI

Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê hương bản xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt, thì hãy là một người Pháp tốt”.
 
Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê hương bản xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt, thì hãy là một người Pháp tốt”.
 
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (sinh năm 1872). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Thanh Nhàn. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc và vua Đồng Khánh. Gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai có lẽ là một trong những gia đình vương gia đặc biệt nhất trong lịch sử khi có tới 3 người con đã từng lên ngôi vua.
Chỉ có điều lên ngôi giữa thời loạn lạc, nên vì lý do này, lý do khác mà thời gian tại vị của cả ba vị vua này đều tương đối ngắn ngủi. Hiện nay, tại Kiên Thái Vương phủ nằm trên đường Phan Đình Phùng (Thành phố Huế), những hậu duệ trong gia đình Kiên Thái Vương vẫn thờ Vua Hàm Nghi và một số vị vua khác của triều Nguyễn.
Nguyễn Phúc Ưng Lịch từ nhỏ đã cùng mẹ ruột sống ở ngoài phủ. Tuổi thơ của ông trải qua cảnh dân dã, bần hàn, chứ không được nuôi dạy trong xa hoa, phú quý.
Trước khi Vua Hàm Nghi lên ngôi, các vị vua trước đó đều có tư tưởng nhún nhường với Pháp. Đó chính là lý do mà các đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định đưa Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi vua với niềm tin rằng, một vị vua trẻ, chưa bị nhiễm các thói xa hoa, phù phiếm sẽ vẫn còn giữ được tinh thần tự tôn dân tộc, sẽ chịu đựng được gian khổ và kiên cường cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
 
Chuyện kể lại rằng năm Ưng Lịch 13 tuổi, Tôn Thất Thuyết sai sứ giả đến đón ông về để lên ngôi vua. Lúc đó, Ưng Lịch còn hoảng sợ, không dám mặc áo mũ được sứ giả dâng lên. Ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi lên ngôi, Vua Hàm Nghi mới 13 tuổi.
Tuy lên ngôi từ lúc rất nhỏ tuổi, nhưng có lẽ vì chịu ảnh hưởng của các Phụ chính Đại thần như Tôn Thất Thuyết, nên từ nhỏ Vua Hàm Nghi đã sớm có tinh thần yêu nước, căm thù giặc Pháp. Năm 1885, ông theo Tôn Thất Thuyết chạy về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình, chịu không biết bao nhiêu đói khổ, bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt để chống Pháp.
Nhưng càng chịu đựng gian khổ nhiều, tinh thần yêu nước của vị vua trẻ càng mãnh liệt. Ông đã viết Chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu yêu nước và nhân dân nổi dậy chống Pháp dành độc lập. Chiếu Cần Vương được Vua Hàm Nghi viết ngay tại vùng Tân Sở.
Là một vị vua trẻ, can đảm, dám từ bỏ vinh hoa phú quý để vào vùng rừng núi nuôi chí chống Pháp nên Vua Hàm Nghi nhận được sự ủng hộ đông đảo của các sĩ phu yêu nước và quần chúng nhân dân. Chiếu Cần Vương do ông viết đã tạo ra được một phong trào Cần Vương vô cùng rầm rộ những năm sau này, khiến thực dân Pháp không ít lần đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Vua Hàm Nghi, nhưng ông đều từ chối. Ông nói: “Ta ưa chết trong rừng hơn là về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa". Chính vì thế mà thực dân Pháp đã tìm kế bắt ông. Năm 1888, Vua Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc, kẻ hầu cận cho ông làm phản. Bọn chúng đã bắt Vua Hàm Nghi đưa về nộp cho Pháp. Khi đó Vua Hàm Nghi mới 17 tuổi. Để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Vua Hàm Nghi đối với phong trào Cần Vương đang nổi dậy khắp nơi, thực dân Pháp đã đày Vua Hàm Nghi sang Algerie.
Thượng tuần tháng Giêng năm 1889, Vua Hàm Nghi bị Pháp đưa sang Algerie trên một chiếc tàu Pháp mang tên Biên Hòa. Nơi dừng chân của ông là Alger, thủ đô của Algerie. Tại đây, Vua Hàm Nghi bị giam lỏng cách Alger chừng vài cây số. Đây là một vùng hoang dã trên dãy đồi Mustapha Supereur. Vua Hàm Nghi sống trong một villa nhỏ ở đây, có tên gọi là Villa des pins hay còn gọi là Biệt thự Tùng Hiên. Đó là một ngôi biệt thự nhỏ xung quanh có sân rộng, có vườn hoa và đường đi vào nhà có hai rặng thông.
 
Vua Hàm Nghi những ngày bị đi đầy
 
Lúc mới bị đày sang Algerie, Vua Hàm Nghi kiên quyết không chịu học tiếng Pháp vì cho rằng học tiếng Pháp là mặc nhiên thừa nhận lũ thực dân đã cướp nước mình. Mọi việc giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh ở Algerie, Vua Hàm Nghi đều thông qua một người phiên dịch. Nhưng sau vài năm sống ở Algerie, ông nhận ra rằng Algerie tuy là thuộc địa của Pháp nhưng người dân bản địa ở đây đều là những người rất thân thiện, gần gũi và tốt bụng, hoàn toàn không mang những âm mưu, lòng dạ thâm độc như những tên thực dân sang xâm chiếm Việt Nam.
 
Chỉ sau một thời gian học tiếng Pháp, ông đã nói thông thạo như người Pháp và ngày càng kết bạn được với nhiều người sống ở Algerie. Tuy là một vị vua bị lưu đày và bị thực dân Pháp cho người theo dõi, quản thúc, nhưng sự xuất hiện của Vua Hàm Nghi ở xứ sở thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi vẫn là một sự kiện lớn, gây chú ý cho những người dân sống ở đây. Ông được chính quyền và nhân dân ở đây chào đón rất nhiệt liệt. Sau này, chính vì tư cách của ông, một cốt cách nhã nhặn, hài hòa nhưng vô cùng mạnh mẽ mà ông càng được người dân bản quán yêu quý.
 
Sau vài năm sống ở đây, Vua Hàm Nghi đã quen với nhiều trí thức cũng như văn nghệ sĩ tại Alger. Ở tuổi ngoài 20, ông đã thường xuyên sinh hoạt trong môi trường này. Cũng chính trong hoàn cảnh đó, Vua Hàm Nghi bắt đầu phát huy được năng khiếu nghệ thuật của mình. Ông học vẽ, học chụp ảnh và tham gia vào nhiều cuộc triển lãm. Nhờ tài hoa của mình nên ở Alger, Vua Hàm Nghi được giới thượng lưu trí thức ngưỡng mộ, bất kể ông là một người da vàng bị lưu đày.
Cùng quãng thời gian Vua Hàm Nghi bị lưu đày sang Alger, một vị thẩm phán tên là Francois Laloe cũng được điều từ nước Pháp sang giữ chức vụ Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Alger. Ông Francois Laloe là người thuộc dòng dõi quý tộc lớn tại miền nam nước Pháp. Ở Pháp, ông được xếp vào tầng lớp quý tộc được trọng vọng. Khi sang Alger, ông cũng được giới quý tộc ở đây tôn kính và là người có tiếng nói, có ảnh hưởng trong vùng.
 
Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Francois Laloa góa vợ. Ông chỉ có một cô con gái tên là Marcelle Laloe, lúc sang Algerie mới khoảng 16 tuổi. Là một trong những trí thức lớn, một viên chức đứng đầu của ngành Tư pháp ở xứ thuộc địa, trong quãng thời gian sống ở Algerie, ông Francois Laloe thường xuyên góp mặt vào những buổi sinh hoạt văn hóa-văn nghệ dành cho giới thượng lưu ở Thủ đô Alger được tổ chức tại gia đình bà Nam tước De Vialar. Đây là một gia đình rất thân thiết và quý mến Vua Hàm Nghi, nơi Vua Hàm Nghi thường xuyên qua lại, thậm chí còn sinh hoạt ở đó.
Nhờ mối quan hệ thân tình này, cũng vốn là người được số đông trong giới thượng lưu ở Alger yêu quý, nên vua Hàm Nghi và gia đình ông Francois Laloe nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau. Là người có tư tưởng tiến bộ, ông Francois Laloe đã rất khuyến khích cô con gái trẻ tuổi của mình trò chuyện giao lưu với Vua Hàm Nghi – một người dân một nước thuộc địa của Pháp đang bị lưu đày nhưng có xuất thân hoàng tộc cao quý và hơn cả là có một nhân cách đẹp, một tâm hồn đẹp.
Tuy Vua Hàm Nghi hơn Marcelle Laloe 13 tuổi, nhưng không vì thế mà khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản đối với họ. Được tiếp xúc với Vua Hàm Nghi nhiều lần trong những buổi sinh hoạt tại biệt thự của bà Nam tước De Vialar, Marcelle Laloe ngày càng có cảm tình với Vua Hàm Nghi. Dần dần, tình cảm của Marcelle Laloe và Vua Hàm Nghi ngày càng trở nên sâu đậm.
Tuy ông Francois Laloe có xuất thân quý tộc Pháp, nhưng mối quan hệ này của cô con gái duy nhất được ông vô cùng ủng hộ. Chỉ một thời gian sau đó, ông Francois Laloe đã đồng ý cho con gái Marcelle Laloe làm lễ đính hôn với Vua Hàm Nghi.
Quãng thời gian Vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe mới nảy sinh tình cảm, người dân xứ Bắc Phi thường nhìn thấy Vua Hàm Nghi và Marcelle ngồi trên chiếc xe song mã và cùng đi chơi. Nếu Marcelle mặc trang phục của một cô gái phương Tây, thì Vua Hàm Nghi mặc trang phục truyền thống của Việt Nam: áo dài, khăn xếp.
Một cô gái da trắng và một chàng trai da vàng, với hai lối phục trang hết sức khác nhau, thường xuyên đi dạo trên cỗ xe song mã, đã để lại nhiều ấn tượng khó quên đối với người dân bản xứ khi đó. Nhưng không vì thế mà hai người không trở nên đẹp đôi trong mắt mọi người.
 
Ngày 4/11/1904, 15 năm sau khi bị lưu đày sang Algerie, Vua Hàm Nghi kết hôn với Marcelle Laloe, con gái của ông Francois Laloe. Hôn lễ được tổ chức trọng thể và sang trọng tại Thánh đường của Tòa Tổng Giám mục Alger, với sự góp mặt của đông đảo tầng lớp thượng lưu, trí thức tại đây. Ông Francois Laloe là người đứng ra làm chủ hôn cho đám cưới của con gái và cựu Hoàng xứ An Nam.
Vua Hàm Nghi trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam kết hôn với một người phụ nữ phương Tây. Trong lễ thành hôn của Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe, khi cô dâu Marcelle vận một chiếc váy cưới lộng lẫy thì Vua Hàm Nghi vẫn mặc đúng chiếc áo dài đen cổ truyền của quê hương, đầu đội khăn xếp.
Chính vị Tổng Giám mục Alger là người đã ban phép lành cho Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe. Kể từ đó, Marcelle Laloa trở thành La Princesse d’Annam – tức là “Vương phi của nước An Nam”, hay “Vợ của vua An Nam” (vì theo truyền thống của nhà Nguyễn trước đó, vợ của vua không được lập là hoàng hậu, chỉ được lập là vương phi. Đến thời vua Bảo Đại, do hoàn cảnh bắt buộc, Bảo Đại mới phải lập bà Nam Phương làm Nam Phương Hoàng hậu).
Đám cưới của Vua Hàm Nghi và Marcelle năm 1904 được xem là một sự kiện lớn và vô cùng đặc biệt tại Alger, một sự kết hợp đặc biệt giữa một cô gái có xuất thân quý tộc Pháp và một vị vua của một nước thuộc địa Pháp bị lưu đày. Rất nhiều người dân ở Thủ đô Alger đặc biệt quan tâm đến sự kiện này. Họ đã kéo nhau đến đứng xung quanh khu vực nhà thờ để tận mắt chứng kiến lễ cưới và chiêm ngưỡng đôi vợ chồng trẻ khi họ bước ra khỏi thánh đường.
Sau khi kết hôn, Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sống rất hạnh phúc. Hai ông bà rất yêu thương và tôn trọng nhau. Bà Marcelle Laloe theo Thiên Chúa giáo, còn Vua Hàm Nghi vẫn theo Đạo Phật chứ không cải đạo theo vợ. Ông vẫn ăn vận theo lối cũ và sống theo lối của một người phương Đông. Nhưng ông vô cùng tôn trọng tín ngưỡng của vợ và vẫn thường đưa bà đi lễ ở Nhà thờ Thánh Philippe, nhà thờ của Tòa Tổng Giám mục Alger. Thỉnh thoảng, Vua Hàm Nghi vẫn viết thư về Huế thông báo tình hình với người thân và nhờ mua cau trầu, thuốc lá gửi sang.
 
Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sinh được 3 người con. Người con đầu của ông bà là Công chúa Như Mai (1905 – 1999), người con thứ hai là Công chúa Như Lý (1908 – 2005), người con thứ ba là Hoàng Tử Minh Đức (1910 – 1990). Cả 3 người con của Vua Hàm Nghi đều sinh ra và lớn lên tại Alger.
Dù không thể đưa các con trai, con gái của mình về quê hương, nhưng vua Hàm Nghi vẫn dạy con cái mọi điều về lịch sử Việt Nam, về truyền thống yêu nước và những lần chống ngoại xâm kiên cường của người Việt. Ông cũng không quên kể cho con cái nghe về các đời vua triều Nguyễn và câu chuyện lưu lạc của cuộc đời mình. Ở Alger, khi nói chuyện với những người hầu cận là người Việt Nam, vua Hàm Nghi vẫn dùng tiếng Việt. Ông thường nói với con cái mình rằng: “Các con chưa thể là một người Việt Nam tốt thì trước hết hãy là một người Pháp tốt”.
Sự dạy dỗ con cái chỉn chu của Vua Hàm Nghi đã được thể hiện ở chính nhân cách đẹp cũng như sự giỏi giang và lòng tự trọng của con cái ông sau này. Hoàng tử Minh Đức (người con trai duy nhất của vua Hàm Nghi) khi lớn lên đã vào học tại trường Võ bị, rồi phục vụ trong quân đội Pháp.
Tuy nhiên năm 1946, khi nhận được lệnh sang Đông Dương làm nhiệm vụ, Hoàng tử Minh Đức đã kiên quyết từ chối. Hoàng tử Minh Đức đã nói: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa tôi ra trước tòa án quân sự thì tôi phải chịu. Nhưng tôi không thể đi sang Việt Nam đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam”. Sau này, người Pháp đã đưa Hoàng tử Minh Đức sang phục vụ cho một đơn vị lính Lê Dương ở Algerie.
Ông về hưu với quân hàm Đại tá. Hoàng tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có con, ông mất năm 1990, thọ 80 tuổi. Qua cách ứng xử của Hoàng tử Minh Đức, người ta có thể thấy tinh thần khẳng khái của Vua Hàm Nghi một thời, khi ông đã từ chối mọi ngai vàng, mọi phú quý để cùng nhân dân đánh giặc. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, vị thế khác nhau, nhưng Hoàng tử Minh Đức đã chứng tỏ mình đã được Vua Hàm Nghi nuôi dạy, giáo dục cặn kẽ, để không làm những việc trái với đạo lý, phản bội nhân dân.
 
Vua Hàm Nghi có 3 người con, thì cả 3 người đều thành đạt. Người con đầu của Vua Hàm Nghi là Công chúa Như Mai là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Nông Lâm, mà lại đỗ Thủ khoa. Giống như cha mình, Công chúa Như Mai thường phục sức theo kiểu phụ nữ Việt Nam. Công chúa Như Mai là một hiện tượng được báo chí Pháp vô cùng quan tâm. Có lần một nhà báo Pháp hỏi Công chúa Như Mai vì sao lại ăn mặc như thế, Công chúa đáp lại: “Ăn mặc như thế là thể theo ý muốn của Vua Hàm Nghi”.
Sau khi đỗ Thủ khoa Thạc sĩ Nông Lâm, Công chúa Như Mai về Alger sống với Vua Hàm Nghi một thời gian rồi quay trở lại Pháp sống và làm việc. Bà đi đến vùng Dordogne và Correne, miền Trung nước Pháp, đưa những kỹ thuật trồng trọt đem giúp dân nghèo ở vùng này và được nhân dân địa phương hết sức quý trọng. Bà không lập gia đình mà cả đời dành cho sự nghiệp nghiên cứu và lao động. Khi còn sống, bà là một người phụ nữ Pháp vô cùng giàu có và thường xuyên đi làm từ thiện, cứu giúp người nghèo. Bà sống trong một lâu đài ở miền Trung nước Pháp cho đến cuối đời.
Trong số 3 người con của Vua Hàm Nghi, người duy nhất có cơ hội trở về Việt Nam là Công chúa Như Lý. Bà sinh năm 1908 – mất năm 2005. Công chúa Như Lý kết hôn với một quý tộc Pháp và sống một cuộc đời sung túc trong một lâu đài ở miền Trung nước Pháp. Trong chuyến trở về Việt Nam khi còn sống, bà đã kể về cha mình – Vua Hàm Nghi – như một người đàn ông vô cùng tuyệt vời, yêu nước đến hơi thở cuối cùng và cũng vô cùng yêu thương vợ con.
Ông giữ cốt cách của một người Việt cho đến hơi thở cuối cùng. Đến tận những năm cuối đời, ông vẫn mặc trang phục dân tộc, vẫn thường xuyên nói tiếng Việt và vẫn ăn các món ăn Việt Nam. Công chúa Như Lý kể, vì biết không còn cơ hội quay về Việt Nam, nuôi ước mơ đánh Pháp, nên Vua Hàm Nghi dồn hết tâm sức vào việc vẽ tranh, chụp ảnh, sáng tác nghệ thuật.
 
Ông vẽ được rất nhiều bức tranh đẹp, được giới trí thức, nghệ sĩ ở Alger đánh giá rất cao. Những bức tranh của ông, sau khi ông mất, những người con của ông giữ lại như những kỷ vật quan trọng của gia đình. Những bức tranh này không được các con của Vua Hàm Nghi rao bán. Nhưng thỉnh thoảng nếu có người nào ngưỡng mộ và thân thiết với Vua Hàm Nghi đến thăm, gia đình vẫn tặng cho họ một bức tranh của ông làm kỉ niệm.
 
Vua Hàm Nghi - Những năm cuối đời
 
Theo lời kể của Công chúa Như Lý, Vua Hàm Nghi mất vào ngày 14 tháng 1 năm 1944 tại Alger, vì căn bệnh ung thư dạ dày. Ông mất trong đúng giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ II đang diễn ra vô cùng ác liệt. Lúc đó tất cả những người con của Vua Hàm Nghi đều ở Pháp và nước Pháp đang bị quân Đức của Hitler chiếm đóng nên không một người con nào của Vua Hàm Nghi có thể rời khỏi Pháp về Alger để dự đám tang của cha mình.
Đến tận lúc mất năm 1944, vua Hàm Nghi vẫn sống vô cùng hạnh phúc với bà Marcelle Laloe. Sau này khi vua qua đời, bà Laloe về sống với các con ở Pháp, rồi cũng qua đời tại đây.
 
 
Thân Thiện Tâm
(Sưu tầm và tổng hợp)
 

HÃY BẰNG LÒNG VỚI CUỘC SỐNG CỦA MÌNH.

Sau một thời gian cần cù và chắt chiu, một người đàn ông nghèo nàn nọ đã trở thành người giàu có nhất trong ngôi làng nhỏ bé của mình. Và sau khi mua đươc một con lừa, anh ta mới có ý nghĩ làm một chuyến đi xa cho biết đó biết đây. Anh đến một ngôi làng khác lớn hơn ngôi làng của anh. Một ngôi nhà thật đẹp và sang trọng đập vào đôi mắt của anh. Sau khi dò hỏi, anh biết được đó là ngôi nhà của người giàu có nhất trong làng.
Anh bèn trở về ngôi làng nhỏ bé của mình và quyết trí làm ăn, dành dụm để có thể may ra xây được một ngôi nhà đẹp hơn ngôi nhà mà anh vừa trông thấy ở ngôi làng bên cạnh. Không mấy chốc, tiền bạc dư dả, không những anh đã xây được một ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ hơn mà còn mua được cả đàn ngựa và xe nữa.
Lần này, anh vượt qua các ngôi làng nhỏ để đến một đô thị lớn. Tại đây, đâu đâu anh cũng thấy những ngôi nhà đẹp và ngôi nhà nào cũng đẹp hơn ngôi nhà của anh. Anh nghĩ bụng: cho dẫu có lao nhọc cả quãng đời còn lại, anh cũng không tài nào có thể xây được một ngôi nhà đẹp như thế.
Anh bèn tiu nghỉu đánh xe quay lại ngôi làng cũ của mình. Nhưng rủi thay, xe gặp tai nạn, anh đành phải bỏ chiếc xe để leo lên lưng ngựa cố gắng chạy về ngôi làng cũ của mình. Nhưng dọc đường, vì mệt mỏi và đói lả, ngựa cũng lăn ra chết. Người đàn ông chỉ còn biết lủi thủi đi bộ về nhà.
Ðêm đến, giữa sa mạc, anh nhìn thấy một ánh lửa bập bùng từ xa. Anh nấn ná tìm đến và khám phá ra túp lều của một vị ẩn sĩ. Vào trong túp lều, người đàn ông mới nhận ra rằng có lẽ trong đời anh, chưa bao giờ anh thấy có cảnh nghèo nàn cùng cực hơn.
Anh ái ngại nhìn nhà tu hành rồi thắc mắc:
“Thưa ông, làm sao ông có thể sống được trong cảnh cùng cực như thế này?”.
Nhà ẩn sĩ mỉm cười đáp:
"Tôi bằng lòng với cuộc sống… Thế còn ông, xem chừng như ông không được thỏa mãn về cuộc sống của ông cho lắm”.
Người đàn ông ngạc nhiên hỏi:
"Sao ông biết tôi không được thỏa mãn?”.
Nhà ẩn sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối diện rồi thong thả nói: “Tôi nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của ông. Ðôi mắt của ông cứ chạy theo giàu sang, nhưng sự giàu sang không bao giờ đến với ông… Ông hãy nhìn cảnh hoàng hôn. Ông có thấy những ánh sáng yếu ớt đang chiếu rọi trên cánh đồng không? Chúng tưởng mình đang soi sáng cả vũ trụ. Nhưng không mấy chốc, các ngôi sao mọc lên, và những tia sáng hoàng hôn biến mất. Những ánh sao tưởng chúng đang soi sáng cả bầu trời, nhưng khi mặt trăng vừa ló rạng, thì những ánh sao ấy cũng bắt đàu tắt ngụm. Vầng trăng sáng kia tưởng mình soi sáng cả trái đất, nhưng không mấy chốc, mặt trời mọc lên và mọi thứ ánh sáng của đêm đen đều biến mát. Nếu những thứ ánh sáng trên đây đều biết suy nghĩ về những điều ấy, thì có lẽ chúng sẽ tìm thấy nụ cười đã đánh mất”.
Nghe câu chuyện ví von của nhà hiền triết, người đàn ông mở miệng mỉm cười, nhưng nỗi buồn vẫn còn thoáng trên gương mặt ông.
Vị ẩn sĩ tiếp tục câu chuyện: “Ông có biết rằng sánh với tôi, ông là vua không?”. Người đàn ông tự nhiên so sánh căn nhà của mình với túp lều của vị ẩn sĩ. Nhưng đó không phải là điều mà vị ẩn sĩ muốn nói đến… Ông cầm chiếc đèn đưa lên cao và mời người đàn ông đến gần bên mình.
Dưới ánh đèn, người đàn ông mới nhận ra rằng vị ẩn sĩ là người không còn ngay cả đôi chân để có thể di chuyển một cách bình thường...

ST

Thứ Năm, tháng 8 21

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG


Voltaire

Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to “Chó đểu”.

Voltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
– Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc “Danh thiếp tên ngài” trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

Bernard Shaw
Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông có phần “hom hem”. Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt, hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu:
– Này ông, người nước ngoài nào mà nhìn thấy ông thì chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém, khổ sở lắm!
- Và rồi khi nhìn sang ông, họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu!
Albert Einstein
Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
– Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của mình lên bàn đây để tôi có thể tin rằng đó là sự thật.
Winston Churchill

Winston Churchill vốn chẳng được phụ nữ Anh yêu mến. Có một bà nói thẳng với ông:
– Nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.
- Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ uống nó ngay
Hans Poelzig
Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu:
– Giáo sư Poelzig, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp.
Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:
– Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi?
Moritz Saphir

Một nhà thơ vốn ghét Moritz Saphir nên dè bỉu rằng:
– Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!
Ông từ tốn đáp:
- Mỗi chúng ta viết cái mà chúng ta thiếu!
ST

Thứ Tư, tháng 8 20

HÌNH ẢNH

Một tối CN vui cùng bạn bè
Góc quán em đứng một mình

Cổ vũ chị Bê Hoa hát

Lấn sân che mất nhạc sỹ, ca sỹ Văn Khoa

Xuân Lộc lần đầu lên sân khấu

Quậy vui

Tặng hoa ca sỹ nhí Xuân Lộc


Thứ Ba, tháng 8 19

CHUYỆN VỀ HAI LINH HỒN

Chiếc xe tải mất lái đâm vào một người mù đang được con chó dẫn đường. Người mù chết ngay. Con chó xông vào cứu chủ nên cũng bị chẹt chết. Linh hồn hai kẻ bị nạn bay lên trời, tới lối vào cổng thiên đường.
Thiên thần gác cổng chặn lại: “Xin lỗi, bây giờ danh sách lên thiên đường chỉ còn lại một suất. Một trong hai ngươi phải xuống địa ngục.”
Người chủ chó hỏi: “Con chó của tôi chưa hề biết thiên đường là gì, địa ngục là gì. Có thể để cho tôi quyết định ai được lên thiên đường hay không ạ ?”
Thiên thần nhìn người mù với ánh mắt khinh bỉ, chau mày nói: “Rất tiếc ! Đã là linh hồn thì đều bình đẳng với nhau. Các ngươi phải qua một cuộc thi để chọn ra kẻ được lên thiên đường.”
Người mù thất vọng hỏi: “Thi thế nào ạ ?”
“Rất đơn giản, thi chạy. Từ đây chạy tới cổng thiên đường, ai tới trước thì được lên thiên đường. Nhưng ngươi cũng đừng lo, vì ngươi đã chết rồi nên không còn là kẻ mù nữa, và tốc độ chạy của linh hồn thì không liên quan gì tới thể xác; linh hồn nào càng trong sạch lương thiện thì chạy càng nhanh.” Người mù nghĩ ngợi giây lát rồi đồng ý.
Khi tuyên bố cuộc chạy đua bắt đầu, thiên thần cứ tưởng người mù sẽ khôn ngoan ráng sức chạy thật nhanh, ai ngờ người đó vẫn đi thong thả chậm rãi. Kỳ lạ hơn là con chó dẫn đường kia cũng không chạy mà chỉ đi cùng với chủ của nó, không hề rời một bước. Bấy giờ thiên thần mới hiểu ra: bao năm nay con chó ấy đã tập được thói quen mãi mãi làm theo chủ nó, luôn luôn đi đằng trước để dẫn đường cho chủ, người chủ bảo gì thì nó nghe theo ngay. Rõ ràng, nếu là kẻ có tâm địa độc ác thì khi tới cổng thiên đường người chủ sẽ bảo con chó đứng lại để người đó dễ dàng thắng cuộc thi chạy này.                     
Thiên thần thương hại nhìn con chó và lớn tiếng bảo nó: “Mày đã vì cứu chủ mà hiến dâng tính mạng của mình, bây giờ chủ mày đã hết mù rồi, mày chẳng cần dẫn đường cho ông ta nữa, mày chạy nhanh lên nào !” Thế nhưng người chủ cũng như con chó, cả hai dường như chẳng nghe thấy thiên thần nói gì cả, vẫn cứ thong thả như đi dạo.
Khi tới cách cổng thiên đường vài bước chân, người chủ ra lệnh cho con chó dừng lại. Nó bèn ngoan ngoãn ngồi xuống. Thiên thần nhìn người chủ với ánh mắt khinh bỉ.
Người chủ nhoẻn miệng cười quay lại bảo thiên thần: “Tôi sắp sửa tiễn con chó của mình lên thiên đường. Bây giờ điều tôi lo nhất là nó thật sự không muốn lên đấy mà chỉ thích ở bên tôi ……Chính vì thế mà tôi muốn quyết định thay cho nó.”
Thiên thần ngạc nhiên đứng sững lại.
Người chủ nhìn con chó với ánh mắt lưu luyến, lại nói: “Thật tốt là ta có thể dùng cách chạy thi để quyết định thắng thua. Ít nhất tôi cũng có thể bảo con chó kia bước thêm vài bước nữa, như vậy nó có thể lên thiên đường được rồi. Có điều con chó này đi cùng tôi đã bao năm nay mà bây giờ lần đầu tiên tôi mới hết mù và được nhìn thấy nó bằng chính mắt của mình. Bởi vậy tôi muốn đi thong thả một chút để được nhìn nó lâu hơn. Nếu được phép thì có lẽ tôi thật sự muốn mãi mãi được nhìn thấy nó. Nhưng bây giờ đã tới cổng thiên đường rồi. Đây mới là nơi nó cần được đến. Xin thiên thần làm ơn chăm nom nó giúp tôi !”
Nói dứt lời, người chủ ra lệnh cho con chó tiến lên phía trước. Khi con chó tới cổng thiên đường thì người chủ rơi xuống địa ngục như một chiếc lá rụng. Con chó quay đầu nhìn thấy chủ nó rơi xuống bèn chạy thục mạng đuổi theo chủ.

Lúc bấy giờ, vị thiên thần lòng đầy hối hận vội giương cánh bay theo định túm lấy con chó dẫn đường. Nhưng vì con chó ấy vốn có linh hồn trong sạch nhất, lương thiện nhất, cho nên nó chạy nhanh hơn bất cứ thiên thần nào. Và thế là rốt cuộc con chó dẫn đường ấy lại trở về bên người chủ của nó. Dù là ở dưới địa ngục, nó cũng sẽ mãi mãi bảo vệ chủ của mình.

Thiên thần đứng rất lâu nhìn theo hai linh hồn đáng thương kia và lẩm bẩm: “Ngay từ đầu ta đã phạm sai lầm. Hai linh hồn ấy là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Được cùng ở bên nhau thì dù là thiên đường hay địa ngục chúng cũng bằng lòng.”

ST

Thứ Sáu, tháng 8 15

CUỐI TUẦN CƯỜI VUI

1. Truyện kể về Hoa Đà và Đổng Trác
 Một hôm, Đổng Công đến gặp Hoa Đà tiên sinh và nói: "Ta cần ngươi tư vấn về sức khỏe cho ta."
Hoa Đà: "No prob, Sir!"
Đổng Trác: "Chắc ngươi đã biết, ta có một con Bồ là Điêu Thuyền xinh đẹp nổi tiếng trong thiên hạ. Một lần ta đi săn về thì thấy Bồ của ta đang nằm cùng Bố của ta (ý nói "Lã Bố, con trai nuôi của ta"). Ta giận quá định rút gươm chém chết cả 2 đứa nó nhưng vì Điêu Thuyền quá xinh đẹp nên ta không nỡ xuống tay. Cuối cùng 3 người ngồi uống trà nói chuyện rồi ta bỏ qua."
Hoa Đà: "......."
Đổng Trác: "Lần 2 ta đi bàn việc quân về lại thấy Bồ nằm với Bố . Ta định giết nhưng vì Bồ quá đẹp nên ta không nỡ. Rồi 3 ta lại ngồi uống trà và ta lại bỏ qua."
Hoa Đà: "....................."
Đổng Trác: "Lần 3 ta đi họp về lại gặp Bồ nhưng lần này Bồ nằm với Trương Liêu . Ta định giết nhưng Bồ quá đẹp nên lại uống trà nói chuyện rồi bỏ qua."
Hoa Đà: "......................................"
Đổng Trác: "Lần thứ 4, lần thứ 5, Bồ nằm với Lý, Quách nhưng vì Bồ đẹp quá ... nên lại uống trà nói chuyện với Lý, Quách rồi bỏ qua."
Hoa Đà hết nhịn nổi bèn hỏi: "Vậy rút cuộc đại nhân cần hỏi tôi cái giống gì ????"
Đổng Trác: "À, là ta muốn hỏi như ri: ở tuổi của ta mà uống nhiều trà thế có bị ... liệt dương không?"
Hoa Đà: !?

2. Lại nói về Tháo (Tào Tháo) …
 Một hôm Hứa Chử đi qua doanh trại thấy Tháo đang ngồi buồn bực cạnh 3 vò rượu.
Chử bèn hỏi: “Có việc gì mà chủ tướng buồn vậy, lại trượt lô à ?”
Tháo tu ực 1 hơi hết 1 vò rượu rồi nói: “Ta vừa phát hiện 1 tin động trời: thằng Tào Thực con ta là... Gay”
Hứa Chử gần xỉu hét lên: "Hết hồn chim én !!!..."
Tháo vác vò thứ 2 uống 1 hơi rồi nói tiếp: “Ta còn phát hiện thêm 1 tin kinh dị nữa là thằng Tào Chương cũng là Gay nốt!”
Hứa Chử: “I don’t believe in my “tai” ....”
Tháo vác vò thứ 3 lên tu nốt rồi lại nói : “1 tin vãi hàng nữa là thằng Tào Phi cũng là Gay luôn ..................... ”
Hứa Chử không bình tĩnh nổi, gào lên: “Trời ơi, thế nhà Tào đại nhân không có ai thích đàn bà cả sao ?????????”
Tháo chậm rãi trả lời : Có chứ, ...Vợ ta !!!
Hứa Chử: (pó khẩu) !?

3.Lại nói về 3 nước Ngô, Thục, Ngụy
 Một hôm, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyên cùng chư tướng và thân bằng cố hữu họp hội nghị G3 và ăn búp-phê trên 1 chiến thuyền to và đẹp nhất nước NGÔ.
Buổi tiệc đang vui vẻ thì trời bỗng nổi giông bão. Một tướng chạy vào bẩm báo:
“Thưa tam Vương: gió giật cấp 12, tầm nhìn xa dưới 10 kilômét … tàu ta đâm vào đá ngầm và sắp chìm ... để chống chọi chờ tiếp viện thì phải vứt bớt đồ đạc cho tàu nhẹ bớt.”
Vừa nghe xong, Tháo sai Chử vứt sạch vàng bạc mang theo xuống biển trước ánh mắt thèm thuồng của mọi người...
Tháo bèn nói: “Yên tâm, nước Ngụy còn nhiều vàng bạc lắm”
Tháo chưa dứt lời thì Quyền đã sai vệ sĩ đem vứt hết thê thiếp đẹp hơn hoa hậu của Quyền xuống biển trong ánh mắt kinh hãi của quan khách.
Quyền cười nói: “Yên tâm, nước NGÔ gái đẹp còn nhiều lắm ...”
Lưu Bị chưa kịp nói gì thì Phi (Tào Phi) đã bước tới ném Tháo và Quyền xuống nước rồi nói:
“Yên tâm, nước Thục (Trung Quốc ta!) còn nhiều thằng bốc phét lắm!” 

4. Lại nói về 3 anh em Lưu, Quan, Trương …
 Một hôm, 3 anh em Lưu Bị (LB), Quan Công (QC) và Trương Phi (TP) rủ nhau sang nước Ngô do thám, tranh thủ làm tí gội đầu & matxa ... nhưng vì 3 anh em kết nghĩa máu thịt nên thằng này tưởng thằng kia khao nên rốt cuộc không thằng nào mang tiền ...
Sau khi được bọn bảo kê khuyến mại thêm món “răng môi lẫn lộn” mà lại không có tiền trả thì 3 anh em bị bắt trói giải lên Tôn Quyền (TQ) ...
TQ: “Láo, tội làm gián điệp có thể tha (???) nhưng đi gội đầu, matxa không bo em út thì phải chém ... Dù sao cũng có chút quen biết nên tao sẽ củ hành chúng mày trước khi chém. Nếu 3 thằng bây làm cho tao 2 việc, làm được tao tha, không làm được thì ngày này năm sau là ngày sinh à quên ngày giỗ đầu của chúng mày … Việc đầu tiên là mỗi thằng đi kiếm cho tao 10 quả, bất kỳ là quả gì về đây ... Nào, lắp mô tơ vào đít, nhanh lên ! ...”
Ở nước Ngô kiếm hàng chat, hàng karaoke thì dễ chứ hàng hoa quả thì quá khó, nhưng để sống nên 3 anh em phải cố gắng tối đa ...
Đến chiều tối, LB kiếm được 10 quả cam, QC kiếm được 10 quả nho, còn TP thì vẫn ... “Thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được ...”
Tôn Quyền: “Good, bây giờ là việc thứ 2: Hãy nhét tất cả các quả mà các ngươi vừa kiếm được vào đít … Thằng nào kêu 1 câu là bị giết. Thằng nào làm được tao tha ...”
LB nghiến răng trợn mắt nhét được 1 quả, đến quả thứ 2 thì không chịu nổi, la lên cái OÁI.
TQ: Nhốt nó vào ngục sáng mai xử bắn ...
LB mếu máo quay sang QC nói: “Thôi số anh nó black, đành phải chịu die ... Với mấy quả nho rừng chắc mày sống thôi ... Vĩnh biệt mày với thằng Phi ... Nhớ báo thù cho tao.”
Nhưng chỉ 1 lúc sau, LB thấy QC cũng bị nhốt vào ngục chờ chết như mình...
LB: Chết thật, quả cam nó to, tao chết đã đành ... Quả nho nhỏ thế mà mày cũng bị chết là sao ???
QC: 9 quả đầu tao làm ngon lành .... đến quả thứ 10 tao phì cười nên die!
LB: Sao tự nhiên mày lại cười hả thằng ngu ???
QC: Vì… đúng lúc đó, tao thấy thằng Phi tha về 10 ... quả mít !!!

5.Lại nói về Hoa Đà …
 Tương truyền, lúc Khổng Minh biết mình không thoát khỏi mệnh trời bèn gọi vợ vào và nói:
“Phu nhân ơi, ta sắp đi ma-teo rồi (chết <-- theo từ điển Lạc Việt). Ta muốn mặn nồng với nàng lần cuối.”
Phu nhân lão Khổng bèn đến cầu khóc HĐ giúp đỡ.
Cảm thương cho đôi vợ chồng già còn thích trống bỏi, HĐ bèn cho vợ KM 1 toa thuốc gia truyền liều cao đánh vần tiếng việt là vi-a-gờ-ra.
Sáng hôm sau, HĐ vừa dậy đã thấy phu nhân lão Khổng đứng trước cổng.
HĐ: “Toa thuốc của ta có đáp ứng được yêu cầu của Khổng thừa tướng không?”
Wife of KM:
“Cám ơn ngài, nhờ có ngài mà đêm qua chúng tôi đã được trở lại thời trai trẻ, ông nhà tôi đã “ra đi” trong sung sướng và thanh thản.”
HĐ: “Vậy, chẳng hay phu nhân đến đây sớm có việc gì?”
Wife of KM: “Dạ, tôi đến xin thuốc giải để người ta còn đóng được nắp quan tài ạ”
Hoa Đà: ?????????

 Sưu tầm

Thứ Năm, tháng 8 14

HÌNH ẢNH

Một sáng trên bãi tắm đường Phạm Văn Đồng rẽ trái ( bãi tắm số 1)

Mặt trời sau lưng


Chào ngày mới

Sau lưng là siêu trăng, trước mặt là biển cả

Tập lái tàu lượn

1 2 3 chạy thôi

Đường ranh giới giữa hiểm nguy và sự bình an

Nâng mặt trời

Thứ Ba, tháng 8 12

Hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn

“Hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn và hãy đi đến những miền mà trái tim bạn chỉ lối…”
Hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn
Hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn
Ngày xưa có đôi vợ chồng nọ có một cậu con trai 12 tuổi và một con lừa nhỏ. Một hôm họ quyết định đi chu du thiên hạ để xem nhân tình thế thái.
Khi đi qua một làng đầu tiên họ nghe thấy những người ở đây thì thầm: “Xem thằng bé trên lưng lừa kìa, đúng là thứ không được dạy bảo đến nơi đến chốn… Ai lại ngồi thế khi cha mẹ phải lội bộ bên cạnh.”
Nghe vậy người vợ liền nói với chồng: “Không thể để họ nói xấu về con mình như vậy đươc”.
Người chồng bèn nhấc cậu bé xuống và nhảy lên lưng lừa ngồi.
Khi qua xóm thứ hai họ lại nghe mọi người ở đây xì xầm: “Xem kìa, thằng chồng kia quả là không biết xấu hổ, khỏe mạnh thế mà lại ngồi trên lưng lừa để vợ và con đi bộ.”
Anh chồng liền nhảy xuống khỏi lưng lừa và để chị vợ ngồi lên. Hai cha con đi bên cạnh.
Qua xóm thứ ba họ lại nghe thấy người ta xì xầm: “Tội nghiệp anh chồng, làm lụng vất vả cả ngày kiếm cơm áo về cho gia đình lại phải đi bộ, còn xem con vợ kìa! Cả thằng con nữa, đúng là vô phúc mới có được bà mẹ như vậy.”
Nghe vậy cả ba quyết định tất cả cùng ngồi lên lưng lừa rồi đi tiếp.
Khi đi qua một xóm nữa họ nghe thấy mọi người nói với nhau: “Đúng là lũ vô cảm, độc ác chẳng khác thú vật. Ba người ngồi trên lưng con vật nhỏ nhắn thế kia thì nó gẫy lưng mất chứ.”
Nghe vậy ba người liền tụt khỏi lưng lừa và đi bên cạnh con vật.
Đến xóm tiếp theo mọi người cảm thấy không thể tin vào tai mình nữa khi nghe thấy người dân ở đây cười nhạo báng: “Nhìn kìa, đúng là lũ ngu. Cả ba lếch thếch đi bộ trong khi con lừa chẳng có gì trên lưng.”
Kết luận: người ta sẽ luôn luôn tìm cách chỉ trích bạn, nhạo báng bạn và hoàn toàn không đơn giản để tìm được một người chấp nhận bạn như bạn vốn có.
Cho nên: hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn và hãy đi đến những miền mà trái tim bạn chỉ lối…
Cuộc sống như một màn kịch không có phần tập dượt trước. Bởi vậy: Hãy hát ca, nhảy múa và yêu mỗi một giây phút của cuộc đời bạn trước khi vở kịch hạ màn không một tiếng vỗ tay”
ST

Thứ Năm, tháng 8 7

ĐI



Đi, đi phát âm thật rõ đờ i đi . V lẩm nhẩm trong miệng tiếng đi như một điệp khúc . Đi Đi Đi . Ừ nhất định V phải đi một chuyến, cái mong ước nhỏ bé nhưng thật lớn lao, không phải đi loanh quanh phố xá ồn ào xe cộ, không phải đi shopping mua sắm vật dụng gia đình, không phải lang thang những con đường quen thuộc từ nhà ra bờ sông hay ra biển sóng vỗ rì rào rồi trở về nhà . Đi : đó là được đến nơi mình yêu thích, có núi non, cây xanh, hoa trái, nơi có con suối trong veo đổ xuống từ nguồn , có những viên cuội đủ màu tròn nhẵn lấp lánh dưới nắng mặt trời mà suốt thời thơ ấu V yêu mê mệt , có tiếng chim ríu ran kể chuyện , có con sóc đuôi xòe như chổi lông gà từ đâu nhảy ra làm V giật mình hoảng hốt. Giữa thiên nhiên bao la V tắm gội tâm hồn mình, không còn nhớ mỗi ngày từ sáng đến chiều tính toán chi li chợ búa, cơm nước, Ba Má , con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại khỏe hay ốm, vui hay buồn, hạnh phúc hay sầu lo, căn nhà bị thấm cần phải sửa trước mùa mưa … Những vụn vặt đời thường bỏ lại sau lưng . V muốn đi , đúng nghĩa từ đi nghĩa là thoát mọi ràng buộc, đầu óc thảnh thơi . Những mong ước thời trẻ làm điều gì đó cho riêng mình V sẽ thực hiện trong chuyến đi này .
Mỗi lần mệt mỏi, chùng lòng cái chữ đi như tiếng chuông ngân mãi trong lòng V . Trái tim V đập rộn ràng, mắt V long lanh, những thứ ngủ yên cùng năm tháng phút chốc trào lên cuốn phăng V theo cảm xúc thăng hoa rồi bộ não già nua nhăn nhó ra lịnh : Đi đâu ? Để làm gì? Gia đình bề bộn, trách nhiệm bổn phận trĩu gánh trên vai , trái tim đau nhói rồi trở lại nhịp đập thường ngày . V bất lực mãi rồi thành thói quen một ngày như mọi ngày, công việc lôi V đi theo quỹ đạo đời thường, chữ đi đôi khi chỉ là chân trời xa thăm thẳm, đôi khi như nắm bắt được .Lúc chân phải V bước ra khỏi cửa thì chân trái kéo trì lại bên trong cửa , cứ như thế ngày qua ngày . Cái vùng đất trong tim V ngày càng rộng lớn với bạt ngàn thông xanh, gió lộng, hoa tím trải dài trên đồi thương nhớ, hoa vàng rực rỡ trong chiều nắng muộn, những dây leo quấn quýt bờ dậu thả những bông xanh, trắng li ti trước hiên nhà, cửa sổ mở ra hương ngọc lan ùa vào quyến rũ mỗi đêm trăng . Chiếc võng đu đưa dưới tán lá vú sữa hai màu tím bạc, tiếng chim hót thánh thót và giấc ngủ trưa thanh bình bao mộng đẹp . Những ngày mưa tiếng suối reo róc rách, có khi ầm ào như thác đổ , mùi lá mục, mùi củi cháy nổ lách tách vui tai . V sẽ không bao giờ nghe tiếng hối thúc của thời gian khi kim đồng hồ chỉ giờ ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. V tự do trong mọi hành động, thích thì ăn, thích thì ngủ, có thể cả đêm V miệt mài trên trang sách để cả ngày nằm vùi . Hai tiếng trách nhiệm biến mất trong đầu V. Ôi thanh thản, ôi hạnh phúc . Đi Đi Đi
Nhìn lại cả quãng đời gần 21.600 ngày V đã sống V thấy mình chưa khi nào thoát khỏi bổn phận . Bây giờ trên dốc nhìn lại V mong ước biết bao một lần đi , nhưng chỉ là mong ước ngậm ngùi. Cũng có thể có một ngày V thỏa lòng đó là lần cuối cùng cho lần đi trong đời . Một lần cho một đời cũng đủ . V thử nhắm mắt hình dung cái ngày đó ra sao? Sau cổ xe có bao nhiêu người khóc thương? Bao nhiêu người cười vui hoan hỉ? Hoa sẽ tràn ngập nhưng tim V không còn loạn nhịp, mũi V không nhận biết mùi hương, vùng đất ấm lạnh thế nào dưới lưng V đâu biết. Mọi âm thanh ngưng đọng, ánh sáng tắt ngấm chỉ có một màu đen tối thẩm. Những buồn vui, lo toan, sầu khổ, hỉ, nộ, ái, ố bỏ hết, thả trôi hết, trôi và trôi V bồng bềnh bồng bềnh . Tình yêu đầu, tình yêu cuối, những rạo rực hẹn hò đêm trăng trên biển. Nụ hôn ngọt ngào lần đầu trao gửi, tay trong tay siết chặt, những giận hờn vu vơ như gió thoảng, hạnh phúc thiết tha đêm ái ân chồng vợ …Trôi trôi và trôi. Chẳng có thứ gì còn ý nghĩa . Tại sao V cứ ám ảnh về lần đi cuối của mình như thế ? Chông chênh ư? Thật lòng V luôn chông chênh, bóng lẻ ắt phải chông chênh thôi. Cảm giác ngồi trên thuyền tròng trành mất thăng bằng làm V chóng mặt . Hai mắt nhắm nghiền V thả mình trôi trong tiếng đi huyễn hoặc . Đi, V phải đi thôi ừ nhất định thế rồi . V bước chân ra ngoài cửa như người mộng du, vấp phải miếng sắt kê để dắt xe V mở choàng mắt, một màu nắng chói chang, nắng tháng 5 gay gắt, màu nắng vàng cùng màu hoa trước sân nhà rực rỡ đánh thức V về với thực tại , đưa hai tay dụi mắt cho đỡ chói V nhìn bầu trời trong xanh không một gơn mây, nhìn chiếc cổng quen thuộc với các thanh gỗ sơn trắng, nhìn con đường ngắn mấy dãy nhà san sát, chẳng ngôi nhà nào mở cửa, chưa đến giờ trưa, người ta đi làm hết. Tất cả giờ trước mắt V là màu nắng và cây hoa vàng gợi bao kỷ niệm trong đời. Ôi cái màu vàng thương nhớ. Quá khứ là những ngày đã qua xa tít mù khơi, V có nhớ cũng chỉ là hoài niệm, càng về già con người hay nhìn lui, nhìn lui để tiếc thương một thời vàng son . Cái thời ngu ngơ khờ dại mà sao lắm kỷ niệm không quên, nó nằm sâu trong ký ức. Ký ức là nơi cất giấu biết bao bí mật, những điều chỉ mình V biết, có chuyện buồn đau chôn giấu, có hạnh phúc mong manh, có nỗi niềm đã từng bày tỏ. Dù sao thì những cái đã qua không bao giờ níu kéo được V có tiếc thương cũng vậy mà thôi, thời gian như cánh vạc bay . Tuổi đời chồng chất, và bao điều khốn khó đã qua, đã xa hết rồi cái ngày V vùi mình trên mặt gối cố giấu tiếng nấc nghẹn ngào .
Đi đi đi điệp khúc vang ong ong trong đầu V. Biết đến bao giờ? Từng ngày từng ngày trôi qua vô vị,  màu nắng vẫn là màu nắng ấy vàng như mật, tiếng chim hót nhà ai ríu rít . Mùa hạ rồi xa, mùa thu đến lá vàng rơi rụng, heo may về đông qua gió mưa gào thét rồi mùa xuân đâm chồi nảy lộc hoa mai khoe sắc. Bốn mùa thay lá thời gian trôi êm đềm . 
Có lẽ nào chuyến đi của V chỉ là trong mộng tưởng?  
           
                                       ĐN những ngày mây mù 
                                             06/8/2014
                                                 HV

NHỚ

Như hoa hướng dương hướng ánh mặt trời
Em hướng về anh
Nồng nàn nỗi nhớ


                          7/8/2014

Thứ Hai, tháng 8 4

CUỐI TUẦN VUI

Bốn chị em

Trước sân nhà chị Hoa


Vườn thượng uyển nhà chị Hoa

Hai chị em Hoa Việt









Ngày cuối tuần vợ chồng con trai cùng cháu nội đi chơi, ông xã cũng theo bạn bè, chị còn một mình . Trời mới vào thu ảm đạm buồn buồn không có bạn bè mô gọi cà phê cà pháo chị gọi ba cô em gái đến nhà chơi ngắm cái sân con con tràn ngập hoa uống cà phê, sữa đậu nành, ăn sáng chuyện trò cho qua một ngày dài.
Nhà chị nhỏ nên chừa cái sân cũng vừa đủ trồng ít cây cảnh, một hồ cá có hòn non bộ nên thơ. Con dâu chị là người mê hoa nên chi cái sân nhỏ thành vườn thượng uyển, con trai sáng tạo ra cái bàn đá đủ kê năm , sáu cái ghế gỗ nhỏ. Buổi sáng nắng nhẹ bốn chị em vừa ăn uống vừa chuyện trò và nhất là làm duyên làm dáng cho cậu con trai của út Ấn ghi hình . Vui như Tết . Chị là người có đầu óc hài hước lại thừa hưởng gien của ba có trí nhớ tuyệt vời nên trong bụng chị là cả kho tàng tiếu lâm kể hoài không hết . Ba cô em gái chỉ có ôm bụng cười, cười nghiêng cười ngã, cười chảy nước mắt , chẳng trách sao là chị cả chị lại trẻ đến thế . Buổi sáng qua nhanh, buổi trưa chị bảo mấy em ở lại ăn trưa . Nhìn đồng hồ 10g ba cô em thật tinh quái, biết chị chẳng mấy khi vào bếp vậy mà mỗi đứa chọn một chỗ thoải mái nhất cho riêng mình để chị một mình vật lộn với mớ thức ăn chị đã chuẩn bị đi chợ từ sáng sớm . Cô kế chị nằm dài trên salon với tờ báo, cô áp út rúc vô buồng ngủ ôm cái ipad , cô út lướt web trên điện thoại di động. Tiếng chân chị từ nhà bếp ra ngoài sân loẹt quẹt , miệng chị luôn bảo xuống bếp giúp chị với nào, mới đầu giọng chị còn kìm nén, sau không thấy đứa mô lên tiếng chị gọi đích danh tên cô em út xuống bếp phụ vì bữa trưa hôm nay thực đơn toàn món chay . Mà nấu chay thì cô út quá giỏi, nó ăn chay trường hơn 5 năm rồi . Cuối cùng út cũng phải ra tay giúp chị, cô kế chị cũng sốt ruột 12g trưa rồi nên phụ nhặt rau sống, riêng cô áp út đọc truyện say sưa đến ngủ luôn một giấc . Bữa trưa dọn lên thịnh soạn : Ram , cà tím chiên , đậu phụ kho cà chua, búp chuối xào hành tây rắc mè thơm lừng, đậu bắp luộc xanh mướt, canh cải nấu nấm hương, rau sống và chén nước tương chua ngọt , sau cùng là chuối  tráng miệng . Ngon ơi là ngon . Ăn xong cô kế bê chén bát xuống bếp và cũng như buổi sáng không đứa mô chịu rửa chén, ba cô em chui vô buồng ngủ còn lại chị một mình thu dọn chiến trường. Trời chiều ni mưa sớm, mưa và tiếng chớp giật liên hồi ba chị em cười rúc rích trong tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn cùng tiếng chén bát va vào nhau lanh canh dưới bếp. Chị vì ba cô em mà vất vả cả ngày còn chúng tôi vui thích nhìn chị tất bật lên lên xuống xuống vội vội vàng vàng . Chị về hưu thật nhàn hạ nhờ con dâu hiếu thảo, giỏi dang đảm việc nhà nên chi chị lúc mô cũng thảnh thơi , chẳng mấy khi vào bếp, đi chợ . Đến bữa nên mâm nên bát mời má ăn cơm , thời gian rỗi chị vui thú sách báo, bạn bè . Nhưng chị luôn nói : Số ta có sung sướng chi mô . Tụi em thì ngưỡng mộ chị hết chỗ nói, mỗi khi nói số sướng khổ chị luôn né không cho mình là sướng, chị thích nhận số khổ hơn . Chắc ông trời thương nên chi cho chị hôm nay một ngày KHỔ.

Làm dáng với các loại kính đen

Ai cũng cho mỏ có mình V không chu


Em dang tay em xòe tay
Quậy


Buổi chiều trời vừa ngớt mưa ba chị em qua thăm ba má chừ đang ở nhà đứa em trai . Cô áp út thuộc thành phần quá khích nên nhất định không chịu qua nhà anh . Ba má rất vui khi thấy ba cô con gái đến thăm . Tuổi già sống nhờ lòng hiếu thảo của các con . Thật hạnh phúc tuổi 92 ba má vẫn còn luôn bên nhau, trí óc còn minh mẫn có điều chi không biết các con về hỏi Ba là ra .(Như chiều ni chị cả đọc mấy câu tiếng Hán nhờ Ba dịch) . Ôi ba má của các con, các con hạnh phúc biết bao mùa vu lan nầy vẫn còn cài hoa hồng trên áo . Tạm biệt Ba má .Chiều muộn mấy chị em chia tay ai về nhà nấy.
Ngày cuối tuần trôi qua êm ả với hạnh phúc gia đình tràn đầy . Cám ơn Chị Hai – Người có số khổ . Hi hi hi

                                                     Em gái
                                                     HV
                                               ĐN ngày vui 2/8/2014