![]() | |
Trời mưa hai ngày ủ ê, buồn quá là buồn. Cô gái ngồi nhìn mưa và những chú chim chuyền cành trông sao giống mình quá |
Phan Việt
Thứ Ba, tháng 12 2
MƯA MƯA MƯA
NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
Tôi không nhớ những ngày đầu tiên tôi đi học như thế
nào, tôi chỉ nghe Má tôi kể lại tôi rất nhát không chịu đi học. Mỗi sáng Má tôi
dắt tôi đến trường vừa quay lưng là tôi khóc òa chạy theo, nhiều ngày như thế
cuối cùng chịu thua Má phải cùng ngồi học với tôi. Sau vài ngày tôi quen quen Má
gửi thầy đừng bao giờ phạt roi hay la mắng to tiếng với tôi. Tôi là một học trò
đặc biệt ở cái trường làng nhỏ xíu trên dốc sỏi cao trên đồi ngày ấy.
Tuổi thơ êm đềm ở làng quê Khánh Bình chẳng để lại cho
tôi kỷ niệm nào về trường lớp bạn bè thời thơ bé . Cũng không thể nào biết vì
sao bộ nhớ của tôi không dung nạp một chút nào những ngày đầu tiên đi học như
thế . Mỗi lần nghe Má kể lại tôi thật xấu hổ vì sao mình quá nhát gan vậy? Tôi
chỉ nhớ mờ mờ ông thầy già mặc áo dài đen rất nghiêm hay phạt quỳ xơ mít những
đứa nghịch ngợm. Với tôi người thầy đầu tiên để lại ấn tượng tốt đẹp nhất tạo
nên nhân cách sống cho tôi không ai xa lạ rất gần gủi yêu thương đó là Ba tôi.
Vì những năm chiến tranh chạy loạn nên khi tạm cư nơi
ở mới tôi chẳng đến trường mà học tại nơi ở do Ba tôi mở lớp dạy học cho con em
sống trong trại cũng chạy loạn như gia đình tôi . Ba tôi dạy tất cả các môn ,
toán , tiếng việt, công dân giáo dục… Giờ học nào tôi cũng thích thú vì Ba dạy rất
dễ hiểu . Tiếng Ba to, phát âm rõ ràng, giảng giải tận tình chu đáo. Nhất là
môn tiếng việt Ba luôn nói phải viết cho đúng chính tả, chữ viết phải thật đẹp
vì chữ viết là một phần tính cách con người. Ba tôi rất khéo tay, chữ viết đẹp,
vẽ đẹp nữa, rất tiếc tôi không biết vẽ, chữ cũng không đẹp như chữ của Ba. Tôi
là con gái của Ba nhưng không bao giờ Ba thiên vị, Ba vẫn phạt nếu tôi không
thuộc bài, làm sai như tất cả các bạn. Đó là bài học đầu tiên về sự công bằng.
Môn công dân giáo dục Ba dạy rất kỹ cho mãi đến bây giờ tôi vẫn không quên. “
Tiên học lễ…” Chào hỏi, thưa gửi , giúp đỡ người già, ra đường luôn đi bên
phải, gặp đám tang đi qua dừng lại ngã mũ đứng nghiêm cúi đầu chờ xe tang đi
qua mới được đi tiếp hay đang đi gặp giờ chào quốc kỳ cũng vậy.
Ngoài giờ dạy ở lớp về nhà Ba cũng luôn dạy thêm cho
tôi cách ăn mặc, ra đường phải chỉn chu,
áo quần không được nhăn nheo, quần nọ áo kia , dù không phải đồ mới nhưng luôn
giữ sạch sẽ, thẳng nếp vì nhìn cách ăn mặc có thể đánh giá con người.. Ba dạy
cách sống tự lập không được dựa vào người khác nên từ nhỏ tôi đã biết đi chợ
nấu ăn , trông em . Làm rất nhiều việc mà thời khốn khó những đứa trẻ con nhà
nghèo như tôi thường phải làm : Đi chặt củi , tưới rau , nuôi gà vịt, đem rau
ra chợ bán. Đó là những đồng tiền ít ỏi quý giá nhất của thời tuổi thơ tôi giúp
Ba Má . Câu châm ngôn của Ba : “ Không có gì là không thể khi con có nghị lực
và quyết tâm”.
Người thầy thứ hai trong cuộc đời tôi là Má tôi. Má
tôi ít học, nhưng cách cư xử thì quá tuyệt vời, cả cuộc đời vất vả làm lụng lo
lắng cho chồng con chưa bao giờ Má tôi to tiếng hay đánh đập chúng tôi . Má
tính toán nhanh nhẹn , buôn bán giỏi giang trong khi chị em tôi được học hành
đàng hoàng lại phải lúc nào cũng có máy tính mới làm được các phép tính cộng
trừ nhân chia… Má tôi chưa một lần cắp sách đến trường vì thời đó phụ nữ nông
thôn mấy ai được học hành. Má hoàn toàn tự mình mày mò học vậy mà cũng biết đọc
biết viết . Má đọc truyện Kiều , Lục Vân Tiên thuộc vanh vách Má ru chúng tôi
bằng kho tàng ca dao tục ngữ . Chẳng biết Má thừa hưởng sự thông minh của ai mà
giỏi quá vậy. Tình yêu thương, lo lắng cho con đến già vẫn như ngày chúng tôi
còn bé. Má yêu Ba tôi với mối tình chung thủy . Một tình yêu vĩnh hằng luôn bên
cạnh Ba cả những lúc Ba “say nắng” Má cũng không một lời hờn giận. Má như bà
tiên giúp Ba tôi đi đúng đường những lúc ông mỏi mệt sắp ngã thì Má luôn là
người nâng Ba dậy . Má rộng lượng bao dung luôn tha thứ tất cả lỗi lầm thời
trai trẻ của Ba. Chúng tôi lớn lên trong mái ấm gia đình mà không biết Má mình
cũng có thời đau khổ vì người chồng tài hoa cả đào hoa nữa. Má luôn nhường nhịn
hy sinh một cách thầm lặng . Bất cứ khi nào chúng tôi cần có Má thì Má luôn bên
cạnh động viên an ủi. Giọng Má thủ thỉ nghe rất ngọt ngào. Ba tôi tính tình
nóng nảy, ngược lại Má tôi bình tĩnh dịu dàng . Ba tôi đánh chúng tôi những
trận đòn khủng khiếp ngày bé đến bây giờ chúng tôi vần không quên. Má tôi chỉ
nói nhẹ thôi. Thường chúng tôi sợ đòn của Ba vì Ba đánh rất dữ, rất đau nhưng
cũng sợ cả sự dịu dàng rầy la của Má .
Ngày nhà giáo Việt Nam tôi luôn tự hào mình có hai
người thầy trong đời vừa có công sinh thành nuôi dưỡng lại có công dạy dỗ những
bài học quý giá để trên mọi bước đường đời thăng trầm mình luôn đứng vững. Biết
yêu thương và cũng biết tha thứ. Biết tự đứng dậy khi vấp ngã, biết tự lập trên
sức lực của chính mình không dựa dẫm nhờ vả vào ai.
Trong xã hội bấy giờ thiên hạ bon chen xô đẩy nhau để
đạt danh lợi có khi chà đạp cả nhân phẩm vì tiền thì gia đình tôi vẫn bình dị
với đời sống thật khiêm tốn nhưng an vui thanh thản với những thứ nhỏ bé bên
mình .Những bài học ngày còn bé vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí và truyền lại
cho các thế hệ con cháu đời sau.
Sống trong sạch, làm việc tận tụy, tự lực cánh sinh,
yêu thương, nhường nhịn, biết giúp đỡ, bao dung và biết tha thứ . Cám ơn Ba Má
– người thầy đầu tiên trong cuộc đời con .
Ngày nhà giáo VN
20/11/2014
HV
THƠ
ƯỚC…
Nếu được ước một điều tôi xin
ước
Tuổi mộng mơ áo trắng sân
trường
Hồn phiêu lãng mây trời non
nước
Tình vụng về cành phượng vỹ
yêu thương
Bóng chiều buông tà áo trắng
thướt tha
Tiếng guốc khua vang góc
đường Lê Lợi
Trang thư tình đẫm hương màu
mực tím
E ấp hoài trong vở chẳng dám
trao
Đôi mắt to đen nhìn sau vành
nón
Tóc đen dài xõa kín dáng thon
thon
Tình học trò như quả táo còn
non
Cứ xanh mãi trên cây đời mới
lớn
Ngày tháng hạ ra đi cùng nỗi
nhớ
Tình xưa ơi sao cứ mãi tìm về
Tôi cứ ước những điều không
thể
Để lòng buồn ngơ ngẩn tuổi
hoàng hôn.
ĐN 20/11/2014
HV
TÌNH BA MÁ
-
Mình ráng ăn chút
nữa
-
Thôi tôi không
nuốt nổi nữa mình à
-
Còn có vài muỗng
chứ mấy
Má
nài ép ba ăn mỗi lần ba không muốn ăn nữa. Ngày nào cũng thế .
Ba
rất yếu mấy tuần gần đây, ít ăn, ít uống, ít vận động chỉ nằm suốt ngày.
Mọi
sinh hoạt có má luôn bên cạnh, chìu chuộng ba mọi yêu cầu. Sức yếu chỉ còn lời
nói động viên nhau trong căn phòng chỉ có hai người, con cháu đi làm hết, đến
bữa ăn có mặt chút rồi đi, còn lại hai ông bà nương tựa nhau. Ba mù hai mắt 10
năm rồi má là đôi mắt của ba trong mọi lúc ba cần .
Tôi
hỏi má : Má yêu ba bao lâu mới cưới?
-
Yêu chi mà yêu.
Ông bà ngoại bảo cưới thì cưới, cái mặt còn chưa nhìn cho rõ
-
Rứa ba có yêu má
không ?
-
Ba mi cũng rứa
biết chi . Ông bà nội coi mắt bảo ưng thì ưng
Vậy
đó mà ba má sống với nhau gần hết cuộc đời không tiếng chì tiếng bấc.
Tình
yêu ba má không có thư tình, hò hẹn, thề thốt . Không một bông hoa hay quà tặng
cho nhau suốt 73 năm . Mặn nồng, cay đắng. Ngọt bùi, hạnh phúc, khổ cực, sung
sướng, thiếu thốn, đủ đầy cả hai cùng nắm tay nhau suốt chặng đường dài .
Má
92 Ba 91 sức khỏe ngày càng tụt dốc nhưng tình yêu hai người “ Như chưa hề có
cuộc chia ly”.
Những
bài thơ của Ba viết cho Má
MỘT
KHOẢNG TRỜI
Nơi
đây riêng một khoảng trời chiều
Được
sống bên nhau thơ đổi nghèo
Trọn
tấm chung tình không héo úa
Lưng
bầu nhiệt huyết mãi còn đeo
Thiết
thân ngày cũ lưa thưa đó
Âu
yếm giờ đây lớt phớt nhiều
Duy
có vầng trăng nàng độ lượng
Hết
đời chăm chút nhánh đời xiêu.
6/5/2004
PHI HÁN
NGHĨA
VỢ CHỒNG
Tuổi
trẻ yêu nhau thích ẵm bồng
Già
rồi chuyện ấy nhẹ như không
Uống
ăn hôm sớm ông nhờ mụ
Mưa
nắng trưa chiều mụ cậy ông
Trách
kẻ vong ơn quên nghĩa vợ
Làm
trai uổng tiếng đóng vai chồng
Hãy
nêu gương tốt cho con cái
Giữ
đạo gia đình vẹn thủy chung
8/5/2005
PHI HÁN
HÌNH ẢNH
Lâu quá chừng lâu do bị trục trặc chương trình nên không vào đăng bài được, chiều ni trời mưa, ốm không đi đâu buồn quá mở máy tự mày mò vậy mà mở được mừng quá đăng thử mấy tấm hình lâu lắc
Quán cà phê bên bờ sông Hàn |
Ngày 20/10 Hương hát bài Thương lắm áo dài ơi |
Tặng hoa cho bạn |
Đi chơi Hallloween ở cà phê Memory |
Thứ Sáu, tháng 10 24
Halloween được tổ chức vào ngày nào? Lịch sử
Ma lộ hình (Halloween hay Hallowe'en) là một ngày lễ hội
truyền thống được tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đặc biệt trong
ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ
cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương
Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,
Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc và New Zealand. Nó được
người Celt ở Anh, Pháp, Ireland tổ chức để tạ ơn sau mùa
thu hoạch. Người Ireland, Scotland, Wales cùng những người nhập cư khác
đã mang phiên bản của lễ hội này tới vùng Bắc Mỹ thế kỷ 19.
Biểu tượng của ngày lễ Ma lộ hình là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng.
Lịch sử
Ma lộ hình có nguồn gốc từ một lễ hội cổ của người Celtic được biết đến như là Samhain. Lễ hội Samhain là một hoạt động vào cuối mùa thu hoạch của nền văn minh Gaelic, và nhiều khi được xem như là lễ mừng năm mới của người Celtic. Theo truyền thống, lễ hội là thời điểm mà những người ngoại giáo tích trữ nguyên vật liệu và giết mổ vật nuôi để dự trữ trong mùa đông. Người Gaels tin rằng vào ngày 31 tháng 10, bây giờ được biết đến là lễ Ma lộ hình, ranh giới giữa sự sống và cái chết biến mất, và cái chết trở nên nguy hiểm cho sự sống do những nguyên nhân như bệnh tật hoặc phá hoại mùa màng. Các lễ hội thường có liên quan đến lửa ăn mừng, khi đó thì xương của các con vật nuôi bị giết thịt được ném đi. Trang phục hoá trang và mặt nạ cũng được mặc trong lễ hội nhằm cố gắng bắt chước các linh hồn quỷ dữ hay làm xoa dịu chúng.
Biểu tượng của ngày lễ Ma lộ hình là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng.
Lịch sử
Ma lộ hình có nguồn gốc từ một lễ hội cổ của người Celtic được biết đến như là Samhain. Lễ hội Samhain là một hoạt động vào cuối mùa thu hoạch của nền văn minh Gaelic, và nhiều khi được xem như là lễ mừng năm mới của người Celtic. Theo truyền thống, lễ hội là thời điểm mà những người ngoại giáo tích trữ nguyên vật liệu và giết mổ vật nuôi để dự trữ trong mùa đông. Người Gaels tin rằng vào ngày 31 tháng 10, bây giờ được biết đến là lễ Ma lộ hình, ranh giới giữa sự sống và cái chết biến mất, và cái chết trở nên nguy hiểm cho sự sống do những nguyên nhân như bệnh tật hoặc phá hoại mùa màng. Các lễ hội thường có liên quan đến lửa ăn mừng, khi đó thì xương của các con vật nuôi bị giết thịt được ném đi. Trang phục hoá trang và mặt nạ cũng được mặc trong lễ hội nhằm cố gắng bắt chước các linh hồn quỷ dữ hay làm xoa dịu chúng.
ST
Thứ Sáu, tháng 10 17
NGÕ NHỎ YÊU THƯƠNG
Đã bao đêm chị nằm mơ, những giấc mơ hàng cây xanh,
con hẻm nhỏ làm chị nhớ thiết tha nơi ở cũ Nơi những ngày khốn khó 3 mẹ con chị
ở trong con ngõ nhỏ , căn nhà bé tẹo như hộp diêm . Trong ngõ cụt có 3 gian nhà
tập thể, nhà chị ở giữa, bé nhất . Cái sân chung vừa đủ mọi người dắt xe ra xe
vô , con ngõ nhỏ hai bên cây trái sum xuê, cây chùm ruột quả xanh non mơn mởn,
cây mận quả màu hồng rụng đầy ngõ những ngày gió chướng,cây xoài trái lủng lẳng
xanh ươm, cây khế già hoa tim tím li ti, trái chua chua ngọt ngọt và hương ngát
bay với cây thiết mộc lan những đêm đầy gió…
Mới đó mà như đã thăm thẳm ngàn xa, ngày mới dọn đến
chỗ ở mới độc lập không phải nương tựa vào ai, không phải tay xách nách mang
hai thiên thần không có cánh trú ngụ tạm nơi đây vài hôm nơi khác vài ngày…Chị
ky cóp mãi sang lại căn nhà tập thể 30m2 ọp ẹp, mùa nắng nắng kinh hồn, mùa mưa
mái ngói cũ dột nát đêm đêm ba má con nằm túm vào nhau trên trần mùng là chiếc
áo mưa tránh dột . Mưa to quá nếu ngủ quên nước nhiều nặng quá sẽ đổ ào thế là
cả nhà dậy thay quần áo. So với những ngày lang thang không nhà thì căn nhà là
thiên đường chị mơ ước. Nhà ở tập thể nên cái chi cũng chung, một sân chung,
vòi nước chung, mọi chuyện từ nhỏ đến lớn thiên hạ luôn tìm cơ hội để biết sinh
hoạt của nhau . Chị sợ nhất những cái miệng đặt điều nhiều chuyện và không thể
tránh khỏi khi chị sống một mình . Nhớ lại những ngày xưa chị vừa buồn vừa vui,
buồn vì những điều không muốn vẫn cứ xảy ra đó là sự ganh ghét, đố kỵ. Chị một
mình chống chọi mọi điều bằng sự lặng im. Chị yêu hai con, hai thiên thần của
chị, vì chúng chị đã vượt qua biết bao sóng gió cuộc đời. Mặc sự đời miễn hai
con học giỏi, chăm ngoan.Niềm vui của chị giản đơn : nhà gần cơ quan làm việc
nên chị tranh thủ tất cả thời gian có thể sắp xếp công việc nhà đâu vào đấy .
Đi chợ nấu ăn, giặt giũ . Đưa đón con đi về những ngày chúng còn bé . Bữa cơm
ba má con tràn ngập niềm vui, tiếng cười tiếng nói sao mà chị yêu đến thế. Cuộc
sống trôi êm đềm trong căn nhà nhỏ . Thời gian cứ thế qua nhanh con cái trưởng
thành đứa học xa, đứa học gần. Con hẻm nhỏ là người bạn thân thương sớm chiều
hai buổi chị đi về . Cây hai bên dang tay đón mừng những ngày chị công tác xa
trở về, cây lắng nghe những điều thầm kín mình chị với cây những đêm khóc thầm
một mình không ai biết. Chị không biết gốc khế già có phải nhờ nước mắt của chị
hay sao hoa tím thẩm hơn? Trái chua đậm vị? Rồi ngôi nhà bên tay phải đập phá
xây lại họ chặt hết cây chùm ruột, cây xoài, họ xây bức tường lạnh lùng vô cảm
thay cho hàng cây, con hẻm nhỏ may mắn vẫn còn hàng cây nhà bên trái. Cây mận
giờ già cỗi chỉ ra hoa, trái không đậu chỉ nho nhỏ rồi rụng đầy ngõ, cây khế
còn trơ cái gốc vài cành lá lòa xòa vì nhà gần đó không cho cây vươn cao che
mất ánh nắng, hàng thiết mộc lan vẫn trổ bông trắng nõn và hương cứ nồng nàn
những ngày gió lạnh .Căn nhà bên phải đã bán cho chủ mới, chị cũng đã đi xa đến
nơi ở mới khi hai con lập gia đình.
Con hẻm nhỏ đi suốt thời gian tuổi xuân thì cùng chị,
con hẻm mà khi ai đó hỏi nhà chị ở đâu chị luôn mượn lời nhạc để trả lời : “phố
nhỏ ngõ nhỏ nhà tôi ở đó”. Căn nhà gần chùa nên tiếng chuông chùa những đêm về
sáng đi vào giấc mơ cùng chị. Tiếng chuông ngân nga trong veo như đồng hồ báo
thức lúc 4g sáng. Cái thời khắc chị không ngủ lại được, chị nằm nghe chuông
ngân trong không gian mờ tối của ánh ngày chưa rạng, chị lắng nghe lòng mình và
thì thầm những câu vô nghĩa cùng bức ảnh trên bàn thờ đang nhìn chị với nụ cười
bao dung độ lượng. Trong ảnh là người yêu, người chồng chụp chung hai người lúc
anh đến thăm chị ở nơi làm việc ngày hè nắng gió. Khi anh mất tìm hoài chẳng có
cái hình mô chị lấy hình hai người chụp chung cắt phần của chị ra còn lại là
hình anh đang nhìn xuống chị tựa ngực anh cười sung sướng. Chị cũng biết anh
luôn dõi theo chị từng bước chân, bước thấp bước cao, bước hụt, bước nào anh
cũng tươi cười động viên chị . Mỗi khi chùng lòng mỏi mệt , chán nản muốn buông
tay nụ cười đó lại nâng chị dậy. Chị biết rằng những thứ đã qua thật khó tìm
lại được nên chi với chị những kỷ niệm là kho báu để chị giữ gìn.
Mười mấy năm chị sống trong con hẻm nhỏ là mười mấy
năm đầy ắp nỗi đau cùng hạnh phúc. Hai thứ đó quyện vào nhau . Nó như anh em
sinh đôi chẳng tách rời . Nó đẩy chị xuống địa ngục, nó dang tay kéo chị đến
thiên đường… Nước mắt và nụ cười chị không thể nào quên.
Bây giờ chị sống trong căn nhà lớn gấp 3 lần căn nhà
cũ, con đường rộng cây xanh tỏa ngợp bóng mát . Căn nhà mênh mông rộng đầy đủ
tiện nghi . Tất cả như một giấc mộng. Chị không dám tin vào sự thật này . Đôi
khi nhìn lại quãng đời đã qua chị không thể hiểu sức mạnh nào giúp chị như thế?
Cây hoa vàng trước ngõ nhà chị luôn trổ bông, nó cũng
giống chị, không đợi mùa, không đợi mưa hay nắng, cứ sống hết mình như thế. Cứ
làm đẹp con đường bằng màu vàng rực rỡ. Chị cũng làm đẹp cuộc đời bằng nụ cười
thường trực trên môi. Tất cả vì tình yêu, nỗi nhớ con hẻm nhỏ, cây mận già, cây
khế hoa tím rụng đầy sân cùng mùi thiết mộc lan da diết nồng nàn …
Cuối thu nhớ ngày xưa
15/10/2014
HV
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)