Để tồn tại, chúng ta phải thay đổi chính mình như loài Chim Ưng ! Change! Change! Change!....
Chim Ưng
(Đại Bàng)
***

1/. Cuộc tái sinh của loài chim ưng

Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn.
Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi, làm nó không còn
bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi
cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài, làm nó vất vả khi bay lượn,
bắt mồi.
Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn.
- Một là cứ như vậy và chịu chết.
-
Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một giai đoạn thay đổi đau đớn kéo dài
150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào
đá cho đến khi mỏ cũ gãy rời ra.
Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ đã
mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm
tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba
mươi năm nữa.
Lời bàn:
Để
tồn tại, chúng ta phải thay đổi chính mình. Đôi khi cần phải loại bỏ
những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi nào chúng ta thoát khỏi
gánh nặng của quá khứ, thì chúng ta mới sống hết mình trong hiện tại
được. Việc này chắc chắn rất gian nan, phải sửa chính cái Ta đã bị huân
tập từ nhiều kiếp sống và đòi hỏi chúng ta phải vượt lên chính mình.
Con chim ưng của Thành Cát Tư Hãn

Buổi
sáng nọ, Thành Cát Tư Hãn và các thuộc hạ của ông đi săn. Thành Cát Tư
Hãn mang theo trên cánh tay của ông con chim ưng mà ông yêu thích. Đến
trưa không được gì cả, Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, và để
khỏi phải cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm, cỡi ngựa đi một mình.
Trong sức nóng của mùa Hè, ông khát nước nhưng mọi dòng suối đều khô
cạn. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy
ra từ một tảng đá ngay trước mặt ông.
Ông
lấy ra chiếc cốc bằng bạc ra hứng nước. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc
và, ngay khi ông đưa chiếc cốc lên môi thì con chim ưng bay lên và giật
chiếc cốc rồi ném nó xuống đất.
Thành
Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích nên
ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi, và lại hứng nước. Khi
nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công làm đổ
nước.
Lần
nầy, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, vừa canh
chừng dòng nước, vừa để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước
trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông.
Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.
Tuy
nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn; và Thành Cát Tư Hãn quyết định
tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối khác. Ông
kinh ngạc khi thấy có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác
một con rắn độc nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn
ông đã chết rồi. Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm
trại, ôm theo xác của con chim ưng.
Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ :
“Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”.
Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ :
“Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại”.
Đại bàng vàng

Từ
trên cao đại bàng vàng lao xuống bằng tốc độ khủng rồi nhanh chóng dùng
móng vuốt chắc khỏe của mình tấn công con sói. Sau những chống cự yếu
ớt thì con sói dường như nằm im chịu trận trước vuốt đại bàng.


Nếu như sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển
khơi thì loài đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh đáng nể của mình.

Sức mạnh của chúng có thể khống chế nhiều loài trên mặt đất để bắt làm con mồi mà đáng nể nhất là chúng có thể hạ được một con sói đơn độc khá dễ dàng.

Từ trên cao đại bàng vàng lao xuống bằng tốc độ kinh khủng rồi dùng móng vuốt chắc khỏe của mình tấn công con sói. Sau những chống cự yếu ớt thì con sói dường như nằm im chịu trận trước vuốt đại bàng.

Hình ảnh chó sói nằm khuất phục dưới móng vuốt của đại bàng vàng trong một cuộc chiến giữa hai loài.

Đại bàng vàng có màu nâu sẫm, với bộ lông nâu vàng nhẹ trên đầu và cổ. Đại bàng vàng sử dụng sự nhanh nhẹn và tốc độ kết hợp với móng vuốt cực kỳ mạnh mẽ để chộp một loạt các con mồi, bao gồm thỏ, marmota, sóc đất, và các động vật có vú lớn như cáo và các động vật móng guốc non.
Chúng
cũng ăn xác thối nếu con mồi sống khan hiếm, cũng như các loài bò sát.
Các loài chim, bao gồm cả các loài lớn lên đến kích thước của thiên nga
và sếu đã được ghi nhận là con mồi của loài đại bàng này.

Do tính can đảm săn mồi, đại bàng vàng được một số nền văn hóa bộ lạc, cổ xưa xem là loài tôn kính thần bí.

Chúng thậm chí còn săn những con mồi to lớn như hươu ngay cả khi chúng đang khỏe mạnh và có thể chạy với tốc độ cao.

Đại bàng vàng xứng danh chúa tể bầu trời.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét