Thứ Năm, tháng 1 31

Cậu bé chữa chuồng cừu


ST
http://www.ptisd.org/users/0001/Foundation/Anchor/goldanchor2.jpg


                            Cậu bé chữa chuồng cừu
Oula là nhân vật trung tâm trong giới toán học thế kỷ XVIII. Trong các lĩnh vực như số luận hình học, thiên văn học và vi tích phân, ông đều đạt được những thành tựu xuất sắc. Nhưng nhà toán học đại tài này lúc còn đi học không hề được thầy giáo yêu quý, thậm chí ông còn bị trường tiểu học đuổi ra.
Câu chuyện là do những ngôi sao dẫn đến việc này. Lúc đó, cậu bé Oula học trong một ngôi trường của giáo hội. Có một lần, cậu đặt câu hỏi với thầy giáo, trên trời có bao nhiêu ngôi sao, thầy giáo liền từ tốn trả lời cậu: “Trên trời có bao nhiêu ngôi sao không quan trọng, chỉ cần biết những ngôi sao trên trời là do Thượng đế đặt vào là đủ”.
Oula cảm thấy rất khó hiểu: “Trời to như vậy, cao như vậy, đất thì lại chẳng có cầu thang dẫn lên trời, vậy thì Thượng đế làm thế nào mà đặt từng ngôi sao lăn trên trời được nhỉ? Mà cứ cho là Thượng đế đã đặt chúng lên màn trời thì sao Ngài lại quên số ngôi sao được nhỉ?”.
Thầy giáo lại bị hỏi một lần nữa, không biết trả lời thế nào mới ổn. Ngay lúc đấy, thầy giáo cảm thấy bực mình vô cùng, không chỉ vì câu hỏi của Oula làm thầy giáo không thể trả lời, mà quan trọng hơn là vì trong khi thầy giáo coi Thượng đế là cao hơn tất cả, thì Oula lại trách Thượng đế không nhớ rõ số ngôi sao trên trời, thế nghĩa là hoài nghi với Đấng Vạn Năng. Ở thời đó, tuyệt đối không bao giờ được phép nghi ngờ Thượng đế. Oula lại không thống nhất với giáo hội và Thượng đế, thầy giáo liền đuổi Oula về nhà, không cho học.
Về nhà thì chẳng có việc gì làm, cậu liền giúp bố chăn cừu, trở thành một chú bé chăn cừu. Cậu vừa chăn cừu, vừa đọc sách. Trong những sách mà cậu đọc, có rất nhiều sách toán học.
Cừu của bố ngày càng nhiều, có đến gần 100 con. Cái chuồng cũ có lẽ đã không đủ chỗ, bố quyết định xây một cái chuồng mới. Ông ước tính dùng một mảnh đất hình chữ nhật, dài 40m rộng 15m, diện tích vừa đủ là 600m2, bình quân cứ 6m2 một con cừu. Khi đang định xây dựng, ông phát hiện rằng vật liệu của ông chỉ đủ cho một cái hàng rào chu vi 100m. Nếu xây một cái chuồng dài 40m, rộng 15m thì chu vi của nó sẽ là 110m (15+15+40+40=110). Bố cậu cảm thấy rất khó, nếu cứ làm theo tính toán thì phải thêm 10m vật liệu nữa. Nếu thu nhỏ diện tích thì diện tích bình quân của mỗi con cừu sẽ nhỏ hơn 6m2 .

                     http://img2.news.zing.vn/2013/01/18/1-37.jpg
Oula nói với bố, cậu đã có cách rồi, không cần phải thêm vật liệu, cũng không cần bố phải lo lắng về việc diện tích bình quân của mỗi con cừu sẽ nhỏ hơn so với tính toán.  Bố không tin rằng cậu bé Oula có thể có cách gì, nên không hề để ý đến lời cậu nói. Oula tức khí, nói lớn, chỉ cần di chuyển cọc của chuồng cừu là xong ngay. Bố cậu tuy hơi nghi ngờ, nhưng cuối cùng vẫn đồng ý cho cậu con trai thử xem sao.
Khi được bố đồng ý, cậu liền đứng lên, chạy đến chỗ chuồng cừu đang chuẩn bị xây dựng. Cậu lấy một cái cọc gỗ làm trung tâm, thu nhỏ chiều dài 40m thành 25m. Cha cậu lo lắng, liền nói: “Thế thì làm sao mà thành được? Cái chuồng như vậy nhỏ quá, nhỏ quá mất rồi”. Oula cũng không trả lời, chạy đến cái chiều kia, thêm 10m nữa vào chiều rộng, chiều rộng bây giờ là 25m. Sau khi thay đổi như vậy, chuồng cừu hình chữ nhật như tính toán ban đầu đã biến thành hình vuông các cạnh 25m. Sau đó, Oula tự tin nói với bố. “Bây giờ, hàng rào đã đủ rồi, diện tích cũng đủ rồi thưa bố”.
Ông bố nghe theo thiết kế của Oula mà đóng chuồng cừu, vừa vặn với hàng rào chu vi 100m, diện tích cũng đủ, mà trông lại lớn hơn. Ông bố vô cùng vui sướng.
Bố Oula nghĩ rằng nếu để đứa trẻ thông minh như thế này đi chăn cừu thật là phí hoài. Về sau, ông nghĩ cách giúp Oula làm quen với nhà toán học Benuli. Qua sự giới thiệu của nhà toán học này, năm 1720, Oula được trở thành sinh viên của trường Đại học Basaier. Năm đó cậu 13 tuổi, và là sinh viên trẻ nhất của trường này.
                              
   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét