Thứ Ba, tháng 6 25


NGỌN CỜ CỦA LIÊM VÀ CÁI ĐẦU CỦA NGƯỜI MỸ

Photo: NGÓN CỜ CỦA LIÊM VÀ CÁI ĐẦU CỦA NGƯỜI MỸ

Kỳ thủ Lê Quang Liêm xuất sắc giật danh hiệu vô địch Giải cờ chớp thế giới với phần thưởng 40.000USD. Trí tuệ Việt đăng quang vũ đài cờ vua quốc tế là niềm tự hào của người Việt Nam khắp nơi trên địa cầu.

Từ thành công của Lê Quang Liêm, xin được đi ngược lại câu chuyện cách đây gần một năm. Tháng 10 năm trước, Lê Quang Liêm không bảo vệ thành công ngôi vô địch Spice Cup 2012. Mặc dù Liêm không tỏa sáng với danh hiệu vô địch, nhưng người Mỹ vẫn nhận ra tiềm năng của ''ngôi sao'' này.

Trường Đại học Webster cấp học bổng cho Liêm học 4 năm kể từ năm 2013. Kết quả không ngoài mong muốn, Lê Quang Liêm đã mang về chức vô địch cờ chớp cho cá nhân anh, nhưng Trường Đại học Webster được nước Mỹ và cả thế giới biết đến. Tên tuổi của Lê Quang Liêm gắn liền với tên Đại học Webster. Chi phí cho một sinh viên du học không đáng bao nhiêu, nhưng trường đại học này đã lấy lại cho mình danh tiếng, một giá trị không tính được bằng tiền.

Người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng, trọng dụng nhân tài và khai thác tài năng hiệu quả. Lê Quang Liêm đánh cờ giỏi, nhưng không có một trường đại học hay doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ tầm nhìn để tài trợ cho anh học hành, chinh phục những đỉnh cao mới và việc đó người Mỹ đã thực hiện. Giả như có một đơn vị nào trong nước làm được việc tương tự, tên tuổi của đơn vị đó sẽ được nhận diện theo “thương hiệu” Lê Quang Liêm, bởi vì đã có công lao hỗ trợ cho một ''ngôi sao'' tỏa sáng, đem lại vinh dự cho đất nước.

Trường đại học trong nước không quan tâm đến cấp học bổng toàn phần cho một tài năng, hoặc nếu có thì cũng không đủ sức hấp dẫn để thu hút nhân tài. Chất lượng đào tạo đại học còn quá thấp so với các quốc gia tiên tiến, cho nên ngay cả muốn cấp học bổng cho những tài năng, đại học Việt Nam cũng không đủ sức cạnh tranh.

Doanh nghiệp Việt Nam bỏ tiền cho nhiều hoạt động giải trí, hoa khôi, hoa hậu từ phường lên đến tỉnh và quốc gia. Các loại bước nhảy, cặp đôi vui nhộn, vui vẻ và vô bổ tràn lan trên màn hình nhỏ. Tiền tài trợ cho một chương trình “lắc mông hoàn vũ” thừa sức để cấp học bổng cho một sinh viên tài năng du học.

Học sinh Việt Nam giật các giải Olympic quốc tế là những ''ngôi sao'' tiềm năng trong lĩnh vực khoa học, nhưng rất ít có một bàn tay tiếp sức nâng đôi cánh các em bay xa. Tất nhiên không ai có quyền phê phán người khác, tiêu tiền là việc riêng của mỗi người, nhưng bàn điều này để thấy một phần nguyên nhân vì sao nhân tài của Việt Nam ngày càng ít đi.

Chuyện kỳ thủ Lê Quang Liêm là một trong vô số trường hợp để nói về thu hút và trọng dụng nhân tài của nước Mỹ. Họ không kể người tài xuất thân từ đâu, con cháu ai, lý lịch gì, cứ tài là thu nhận. Đó là câu trả lời vì sao nước Mỹ hùng cường, vì sao giải Nobel hằng năm, nước Mỹ lấy gần hết. Thử nhìn xem, các giáo sư lẫy lừng của Việt Nam như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Đàm Thanh Sơn trưởng thành trong môi trường khoa học nào và hiện nay đang cống hiến ở đâu thì biết.

Theo Lao Động
Thực hiện bài: Lê Thanh Phong
Ảnh minh hoạ: Lê Quang Liêm - niềm tự hào của người Việt - Ảnh: Dân Việt
- Nhóm BT

Chuyên mục: #TCCL #Tin_tức #Tin_tuc #TinTuc
Từ khoá: #Lê_Quang_Liêm #Le_Quang_Liem #Nhân_Tài #Nhan_Tai #Giáo_Dục #Giao_Duc #Cờ #Co #Cờ_Vua #Co_Vua #CoVua #Chess 

---

> [#Ads] Các #CL có thông tin thêm về câu chuyện? Hãy giúp TCCL chia sẻ với các thành viên khác tại mục Bình luận hay tham gia Cộng đồng #TCCLGroup: http://www.facebook.com/groups/TCCLCommunity

Kỳ thủ Lê Quang Liêm xuất sắc giật danh hiệu vô địch Giải cờ chớp thế giới với phần thưởng 40.000USD. Trí tuệ Việt đăng quang vũ đài cờ vua quốc tế là niềm tự hào của người Việt Nam khắp nơi trên địa cầu.

Từ thành công của Lê Quang Liêm, xin được đi ngược lại câu chuyện cách đây gần một năm. Tháng 10 năm trước, Lê Quang Liêm không bảo vệ thành công ngôi vô địch Spice Cup 2012. Mặc dù Liêm không tỏa sáng với danh hiệu vô địch, nhưng người Mỹ vẫn nhận ra tiềm năng của ''ngôi sao'' này.

Trường Đại học Webster cấp học bổng cho Liêm học 4 năm kể từ năm 2013. Kết quả không ngoài mong muốn, Lê Quang Liêm đã mang về chức vô địch cờ chớp cho cá nhân anh, nhưng Trường Đại học Webster được nước Mỹ và cả thế giới biết đến. Tên tuổi của Lê Quang Liêm gắn liền với tên Đại học Webster. Chi phí cho một sinh viên du học không đáng bao nhiêu, nhưng trường đại học này đã lấy lại cho mình danh tiếng, một giá trị không tính được bằng tiền.

Người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng, trọng dụng nhân tài và khai thác tài năng hiệu quả. Lê Quang Liêm đánh cờ giỏi, nhưng không có một trường đại học hay doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ tầm nhìn để tài trợ cho anh học hành, chinh phục những đỉnh cao mới và việc đó người Mỹ đã thực hiện. Giả như có một đơn vị nào trong nước làm được việc tương tự, tên tuổi của đơn vị đó sẽ được nhận diện theo “thương hiệu” Lê Quang Liêm, bởi vì đã có công lao hỗ trợ cho một ''ngôi sao'' tỏa sáng, đem lại vinh dự cho đất nước.

Trường đại học trong nước không quan tâm đến cấp học bổng toàn phần cho một tài năng, hoặc nếu có thì cũng không đủ sức hấp dẫn để thu hút nhân tài. Chất lượng đào tạo đại học còn quá thấp so với các quốc gia tiên tiến, cho nên ngay cả muốn cấp học bổng cho những tài năng, đại học Việt Nam cũng không đủ sức cạnh tranh.

Doanh nghiệp Việt Nam bỏ tiền cho nhiều hoạt động giải trí, hoa khôi, hoa hậu từ phường lên đến tỉnh và quốc gia. Các loại bước nhảy, cặp đôi vui nhộn, vui vẻ và vô bổ tràn lan trên màn hình nhỏ. Tiền tài trợ cho một chương trình “lắc mông hoàn vũ” thừa sức để cấp học bổng cho một sinh viên tài năng du học.

Học sinh Việt Nam giật các giải Olympic quốc tế là những ''ngôi sao'' tiềm năng trong lĩnh vực khoa học, nhưng rất ít có một bàn tay tiếp sức nâng đôi cánh các em bay xa. Tất nhiên không ai có quyền phê phán người khác, tiêu tiền là việc riêng của mỗi người, nhưng bàn điều này để thấy một phần nguyên nhân vì sao nhân tài của Việt Nam ngày càng ít đi.

Chuyện kỳ thủ Lê Quang Liêm là một trong vô số trường hợp để nói về thu hút và trọng dụng nhân tài của nước Mỹ. Họ không kể người tài xuất thân từ đâu, con cháu ai, lý lịch gì, cứ tài là thu nhận. Đó là câu trả lời vì sao nước Mỹ hùng cường, vì sao giải Nobel hằng năm, nước Mỹ lấy gần hết. Thử nhìn xem, các giáo sư lẫy lừng của Việt Nam như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Đàm Thanh Sơn trưởng thành trong môi trường khoa học nào và hiện nay đang cống hiến ở đâu thì biết.

Theo Lao Động
Thực hiện bài: Lê Thanh Phong
Ảnh minh hoạ: Lê Quang Liêm - niềm tự hào của người Việt -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét